Chia sẻ tại Diễn đàn Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024 diễn ra sáng 30/7 tại TP.HCM, ông Hoàng Quang Phòng - Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế xanh là xu hướng tất yếu và yêu cầu bắt buộc trong sản xuất hàng hoá.
Ông Phòng nhấn mạnh, vẫn còn những thách thức, điểm nghẽn trong nỗ lực hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp xanh, thông minh; vừa ứng dụng cách mạng công nghiệp 5.0 phù hợp nhất với đặc thù ngành nông nghiệp Việt Nam, vừa thúc đẩy chuyển đổi bao trùm, phát triển xanh, phát thải thấp.
“Vì vậy, tháo gỡ điểm nghẽn, vướng mắc, với nỗ lực từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư, nông dân, nhà quản lý đồng hành, đóng góp nguồn lực, chia sẻ tri thức sẽ có ý nghĩa phát huy hơn nữa giá trị đầu tư, liên kết, hợp tác chặt chẽ để mang đến một hệ sinh thái nông nghiệp xanh, tuần hoàn, hiệu quả và bền vững”, ông Phòng nói.
Ông Ngô Xuân Chinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho biết, nông nghiệp xanh được xem là hướng tiếp cận, là phương pháp mới trong lĩnh vực nông nghiệp; cân bằng giữa sự phát triển nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến phát triển bền vững.
Nông nghiệp xanh tập trung vào các phương pháp canh tác thông minh như: bón phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học, hệ thống tưới tiết kiệm, công nghệ số…
Theo ông Chinh, phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam chưa có quy hoạch cụ thể về việc sản xuất hữu cơ; chưa có các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất mà chủ yếu lồng ghép trong các chương trình khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng…
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ gây hạn chế cho việc áp dụng các hình thức sản xuất khép kín, tập trung. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp xanh đòi hỏi về trình độ, kiến thức khiến người nông dân phải cao, ứng dụng tiến bộ khoa học phải hiệu quả.
Nhiều nông dân vẫn còn thói quen và tư duy cũ trong sản xuất như sử dụng quá mức phân bón vô cơ, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và trong chăn nuôi – thú y – thủy sản gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người...
Về phía người tiêu dùng cũng chưa có khả năng phân biệt sản phẩm hữu cơ với sản phẩm thông thường. Những lý do trên là thách thức cho việc phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng, Ninh Thuận là một địa phương nổi tiếng khô hạn. Nhưng gần đây, nhờ xây dựng hệ thống thủy lợi, cơ cấu lại giống cây trồng nên địa phương đạt được nhiều hiệu quả.
Các loại cây có múi phát triển được ở Ninh Thuận có chất lượng không thua kém gì các vùng khác, như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm không thua gì miền Tây. Đặc biệt, nho, táo có diện tích trồng và phát triển lớn nhất cả nước. Hiện, tỉnh Ninh thuận đã được cấp 37 mã số vùng trồng, 15 mã số vùng trồng xuất khẩu và 22 số mã vùng trồng nội địa, với diện tích trên 235ha.
"Nông nghiệp công nghệ cao thân thiện thích ứng ưu tiên một số cây, con chủ lực. Do đó, mong muốn của Ninh Thuận sẽ kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm, triển khai các dự án nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết.
Từ những trình bày của đại biểu, ông Hoàng Quang Phòng - Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận, tại nhiều địa phương trên cả nước đã có những mô hình phát triển nông nghiệp xanh. Phát triển nông nghiệp theo xu hướng thị trường thế giới, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Qua đó, bước đầu cũng đã được ghi nhận những kết quả có được từ mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, Những sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sạch đã truy xuất được nguồn gốc, cung cấp cho các siêu thị lớn trong nước và xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.
"Nền nông nghiệp nước nhà có được dư địa phát triển rất lớn, trong thời gian tới, chúng ta cần phải tận dụng được dư địa này để cho bà con nông dân thực sự được hưởng lợi từ thành quả sản xuất của họ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có lợi trong phát triển, xuất khẩu, kinh doanh nông sản và đây là một lợi thế phải được tính đến trong lĩnh vực cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà", ông Phòng chia sẻ.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.