Thứ sáu, 17/05/2024

Chiêu rao bán đất ở TP.HCM nhưng "lùa" khách xuống Đồng Nai xem dự án ma của một công ty bất động sản

05/09/2023 9:16 PM (GMT+7)

Khi khách hàng yêu cầu đi xem nhà, các đối tượng hẹn họ đến một quán cafe đã định trước, rồi đưa lên xe 52 chỗ. Chiếc xe này được kéo rèm kín mít, các đối tượng còn tổ chức trò chơi có thưởng để nạn nhân bị phân tâm, nghĩ đang được chở đi xem nhà, nhưng thực chất là đi xem dự án ma.

Ngày 5/9, Trung tá Võ Nhật Hồng Phúc, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai, Trưởng Ban Chuyên án, cho biết đang tiếp tục điều tra làm rõ các dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Lộc Phúc (số 34 Tiền Giang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM).

Cơ quan điều tra cũng ước tính đến thời điểm này, các đối tượng đã chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của nhiều khách hàng. Song song đó, ngoài các dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, công ty này còn có dấu hiệu của các tội danh khác và đang được cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng điều tra.

Lợi dụng tâm lý muốn mua nhà giá rẻ để "lùa gà"

Trong thời gian qua, tình hình kinh doanh bất động sản có phần gặp khó khăn, nhiều đơn vị, công ty, cá nhân đã phải chấp nhận bán lỗ nhiều tài sản nhà, đất. Từ đây cũng đã hình thành tâm lý cho rằng, bất động sản sẽ giảm giá mạnh là cơ hội tốt để mua nhà, mua đất.

Chiêu rao bán đất ở TP.HCM nhưng "lùa" khách xuống Đồng Nai xem dự án ma của một công ty bất động sản - Ảnh 1.

Một dự án do Công ty Lộc Phúc tự vẽ ra để "lùa gà" chiếm đoạt tài sản.

Chính vì vậy, một bộ phận người dân có thu nhập không cao nhưng muốn kiếm được ngôi nhà mơ ước đã tích cực tìm kiếm những căn nhà giá rẻ. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều đối tượng lừa đảo đã "tung chiêu" để săn những "con mồi" nhẹ dạ cả tin.

Trong đó, Công ty Lộc Phúc, đứng đầu là đối tượng Nguyễn Văn An (27 tuổi, Tổng giám đốc công ty) có hoạt động mạnh mẽ nhất trong thời gian qua.

Là một trong những nạn nhân của công ty nói trên, vợ chồng chị D.T.T.T. (ngụ tại TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết vợ chồng anh chị sau thời gian dài làm việc tích cóp được vài trăm triệu, nên "định bụng" giai đoạn bất động sản đi xuống này sẽ là cơ hội cho 2 vợ chồng kiếm được 1 căn nhà giá rẻ mơ ước.

Khi vợ chồng chị T. lên trang web Chotot... thấy 1 bài đăng có hình ảnh cụ thể rất đẹp của 1 căn nhà, với mức giá rất hợp với túi tiền nên đã vội liên hệ tìm hiểu. Tuy nhiên, khi liên hệ được với người tự xưng là nhân viên của Công ty Lộc Phúc, thì được người này hẹn đến công ty, sau đó chở xuống huyện Trảng Bom để xem đất dự án.

Khi phát hiện bị lừa, chị T. hỏi những người xung quanh (tuy nhiên tất cả đều là nhân viên và diễn viên do Công ty Lộc Phúc thuê đóng giả khách) đều khẳng định không bị lừa, thậm chí lớn tiếng khẳng định bản thân đã mua rồi để lấy lòng tin của chị T.

Sau đó, các nhân viên của công ty đã yêu cầu chị T. tiếp tục chuyển 100 triệu đồng để nhận phiếu ưu đãi, và không quên hứa hẹn sẽ có người giới thiệu bán lại ngay cho người khác lấy 300 triệu.

Chị T. cho biết thời điểm đó mặc dù lòng không muốn, nhưng với sự tác động của nhân viên và các khách hàng "giả" đã khiến chị làm theo. "Nhân viên đông quá, nó cứ hô hét. Hai chị kế bên cũng nói không sao, không sao đâu em cứ làm đi. Em bị áp đặt phải làm theo", chị T. nhớ lại.

Là người có nhu cầu mua nhà khoảng 1 tỷ đồng, chị N.T.T.M. (ngụ quận 8) cũng đã trở thành nạn nhân của các đối tượng thuộc Công ty Lộc Phúc.

Chiêu rao bán đất ở TP.HCM nhưng "lùa" khách xuống Đồng Nai xem dự án ma của một công ty bất động sản - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng bất ngờ ập vào 1 bãi đất trống ở xã An Viễn, huyện Trảng Bom nơi các đối tượng đang tổ chức sự kiện để lừa đảo khách hàng.

Khi chị M. lên trang chợ Chotot... để tìm căn nhà theo nhu cầu, chị cũng phát hiện bài đăng của Công ty Lộc Phúc với thông tin, hình ảnh kèm giá cả rõ ràng. Sau khi liên hệ với công ty nói trên chị M. được 1 nhân viên tự giới thiệu tên Ly gửi thêm hình ảnh căn nhà, và hẹn hôm sau có mặt tại địa điểm để đi coi nhà.

Để lôi kéo chị M. đi xem nhà, nhân viên tên Ly này không quên nhắc việc chị này chỉ cần có mặt đi xem nhà sẽ còn được công ty tặng quà.

Đúng thời gian và địa điểm, chị M. đi xem nhà thì được người nhân viên xưng tên Ly giao cho 1 nhóm khác, và yêu cầu chị này lên 1 xe ô tô loại 52 chỗ để đi quận 7. Tuy nhiên, khi thấy xe chạy rất lâu nhưng vẫn chưa đến nơi chị M. thắc mắc thì được nhân viên trên xe trả lời do kẹt xe, trong khi đó toàn bộ rèm trên xe đã được buông xuống che kín bít bùng.

Khi đến nơi, chị M. mới tá hỏa khi biết mình đã bị chở xuống tận huyện Trảng Bom, và trước mặt chỉ là 1 bãi đất trống được dựng lều để tổ chức sự kiện, thì chị M. mới lờ mờ biết đã bị lừa.

"Tôi thấy một bãi đất trống có dựng rạp giống như tổ chức sự kiện, trong người bồn chồn lo lắng, đã tìm đủ cách xin họ cho về để lo việc gia đình, nhưng họ không chịu. Họ nói muốn xem nhà phải đặt cọc giữ chỗ, vì nhà đó có nhiều người coi lắm, chiều về công ty sẽ cho coi giấy tờ nhà và bắt tôi đặt cọc 15 triệu, chỉ có ghi tên thôi với số tiền, không ghi phiếu thu", chị M. bức xúc kể lại.

Lộ tẩy chiêu lừa đảo của Công ty Lộc Phúc

Trước đó, sau thời gian điều tra, xác minh Công an tỉnh Đồng Nai đã chia thành nhiều tổ công tác, ập vào khống chế bắt quả tang nhiều đối tượng trong Công ty Lộc Phúc đang tổ chức sự kiện mở "sàn giao dịch", để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại một "dự án ma" thuộc xã An Viễn, huyện Trảng Bom vào ngày 31/8.

Chiêu rao bán đất ở TP.HCM nhưng "lùa" khách xuống Đồng Nai xem dự án ma của một công ty bất động sản - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động lừa đảo của Công ty Lộc Phúc. Ảnh: CACC

Tại đây, lực lượng chức năng đã bắt giữ được Nguyễn Văn An (27 tuổi) là Tổng Giám đốc công ty này cùng 185 đối tượng liên quan đưa về trụ sở làm việc. Trong đó có 122 nhân viên, 20 đối tượng được thuê đóng giả khách hàng, 43 khách hàng là nạn nhân của công ty.

Khai nhận với cơ quan chức năng, bước đầu các đối tượng cho biết khi những người có nhu cầu mua nhà liên hệ, bộ phận nhân viên cấp trên của những sinh viên này sẽ liên lạc lại với khách hàng bằng sim rác do công ty phát. Hoạt động của chúng tinh vi đến mức đối với mỗi khách hàng, nhân viên chỉ sử dụng 1 sim để liên hệ rồi bỏ.

Khi khách hàng yêu cầu đi xem nhà, các đối tượng hẹn họ đến một quán cafe đã định trước, rồi đưa họ lên xe ô tô 52 chỗ. Đáng nói là chiếc xe này được kéo rèm che kín xe, và các đối tượng còn tổ chức trò chơi có thưởng để nạn nhân bị phân tâm, nghĩ đang được chở đi xem nhà nhưng thực chất bị các đối tượng ép buộc phải đi xem đất tại các dự án "ma".

Để tăng tính thuyết phục, các đối tượng còn cho thuê diễn viên quần chúng của những bộ phim truyền hình, thậm chí là những người thất nghiệp, lớn tuổi có khả năng diễn xuất tốt, để làm "chân gỗ".

Khi đến "dự án" do Công ty Lộc Phúc tự vẽ ra ở Đồng Nai, các chân gỗ cùng nhân viên luôn áp sát tiếp cận để đồng hành với khách hàng. Đồng thời, công ty cũng bố trí hàng chục nhân viên vây quanh khách giới thiệu sản phẩm với giá trị cao gấp nhiều lần giá trị thực tế của lô đất, liên tục thúc ép đặt cọc và tác động tâm lý làm cho nạn nhân hoang mang không có sự lựa chọn nào khác.

Bằng hình thức này mà các đối tượng thuộc Công ty Lộc Phúc đã chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng mỗi tháng từ các con mồi.

Quá trình đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận Công ty Lộc Phúc bắt đầu tổ chức hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản một số dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ khoảng tháng 6/2022.

Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai liên tiếp nhận tin báo của các nạn nhân ở TP.HCM và Đồng Nai, tố cáo Công ty Lộc Phúc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn lừa đảo mà công ty này sử dụng là lập dự án ảo trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, với giá 1 lô đất chỉ khoảng vài trăm triệu, nhưng chúng vẽ lên dự án, rồi rao bán giá 2-3 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Giá xe máy điện Trung Quốc được các doanh nghiệp chào hàng từ 20 - 30 triệu đồng/chiếc, phổ biến là mức giá vừa hơn 20 triệu. Đây là phân khúc được nhiều người Việt quan tâm, chọn mua nhất gần đây.

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã đồng ý bán nguyên công ty sản xuất vonfram (còn gọi là tungsten) ở Đức cho một công ty thuộc Mitsubishi Nhật Bản nhằm tập trung nguồn lực cho bán lẻ, mảng kinh doanh cốt lõi của Masan.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.