Vài ngày qua, mạng xã hội thảo luận sôi nổi về tên gọi “Ga tàu thủy Bạch Đằng” và “Ga tàu thủy Thủ Thiêm” tại TP.HCM. Đây là hai nơi đón và trả khách của tuyến “buýt sông” thu hút du khách tại TP.HCM.
Phần nhiều là ý kiến không đồng tình về cách đặt tên này. Các ý kiến cho rằng từ “ga” thường sử dụng cho hoạt động đường sắt, hàng không và hiếm thấy dùng cho tàu thủy. Ngược lại, người Nam bộ hay dùng từ “bến” trong giao thông đường thủy, chỉ nơi dừng, neo đậu của ghe tàu. Và “Bến Bạch Đằng” là địa danh đã rất quen thuộc.
Vì vậy, các ý kiến cho rằng “ga tàu thủy” nói chung và “Ga tàu thủy Bạch Đằng” là chưa phù hợp, thay vì vậy, nên dùng từ “bến”.
Trưa 29/2, ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, đơn vị đầu tư ga tàu thủy Bạch Đằng và ga tàu thủy Thủ Thiêm cho biết công ty đang gấp rút thay đổi bảng hiệu hai bến tàu này sau khi vấp phải phản ánh của dư luận.
Theo đó, “Ga tàu thủy Bạch Đằng” được điều chỉnh thành “Bến tàu Bạch Đằng” và “Ga tàu thủy Thủ Thiêm” được điều chỉnh thành “Bến tàu Thủ Thiêm”.
Đến trưa 29/2, bảng hiệu đã lấy đi chữ ‘ga tàu thủy’ và đang chuẩn bị gắn: Bến tàu Thủ Thiêm, Bến tàu Bạch Đằng…
Theo ông Toản, tên gọi “ga tàu thủy” có từ khi tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.
Nối tiếp bến tàu Bạch Đằng, trước Tết 2024, doanh nghiệp cũng đưa vào vận hành bến tàu tại khu vực công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm với tên gọi “Ga tàu thủy Thủ Thiêm”, tức theo mô tuýp của “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.
Ông Toản nói thêm rằng nhận thấy các ý kiến đóng góp là phù hợp nên quyết định thay đổi bảng hiệu từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng” thành “Bến tàu Bạch Đằng” và “Ga tàu thủy Thủ Thiêm” thành “Bến tàu Thủ Thiêm”.
“Chúng tôi luôn lắng nghe với tinh thần hướng về điều đúng. Chúng tôi luôn lắng nghe học hỏi, cập nhật cái đúng, điều chỉnh cái sai”, ông Toản nói và cho biết trong hôm nay, phía công ty sẽ điều chỉnh ngay tại tuyến buýt sông số 1.
Bến tàu Bạch Đằng được đưa vào khai thác năm 2017. Kể từ khi khai thác, bến tàu trở thành điểm đến quen thuộc của người dân và du khách khi đến TP.HCM trải nghiệm “buýt sông”, “buýt sông” 2 tầng, cano du lịch… Chỉ riêng buýt sông, mỗi ngày Saigon WaterBus đón và phục vụ hơn 4.000 khách. Lượng khách nhu cầu trải nghiệm và đi lại cao, vì vậy, khách phải đặt mua trước mới có vé lên tàu.
Tỉnh Bình Dương phải phấn đấu đạt vị thế thủ phủ công nghiệp hàng đầu Việt Nam, sớm trở thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Bình Dương phải thực hiện 3 tiên phong.
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) vừa bày tỏ nguyện vọng tham gia những dự án đường sắt quan trọng tại Việt Nam, bao gồm cung cấp các dịch vụ và tư vấn.
Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.
Những HTX tiêu biểu được tuyên dương có nhiều HTX doanh thu hàng chục tỷ mỗi năm. Tuy nhiên các HTX vẫn đang gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ trong quá trình sản xuất.
Ông Pawalit Ua- Amornwanit, Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam, luôn quan tâm đến chuyển động thị trường để củng cố hoạt động quản trị trong doanh nghiệp, chú trọng đến các hoạt động bền vững và có trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.
Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.