Hiện vốn hóa VinFast đã bỏ xa hàng loạt tên tuổi nổi tiếng ngành công nghiệp ô tô như Porsche, BYD, Mercedes, BMW, Volkswagen, Stellantis, Ferrari...
Sau tuần tăng không ngừng nghỉ, cổ phiếu VFS của VinFast mở phiên đầu tuần ngày 28/8 (giờ Mỹ) tiếp tục khiến giới đầu tư thế giới và trong nước sững sờ.
Theo đó, ngay trong tiếng đầu giao dịch, cổ phiếu VFS đã có lúc bật tăng đến gần 29,5% lên 89 USD. Vốn hóa lúc này của VinFast lúc này đã đạt ngưỡng 205 tỷ USD. Với giá trị vốn hóa này, hãng xe điện đến từ Việt Nam đang đuổi "sát nút" vị trí thứ hai vốn hóa ngành ô tô của ông lớn Nhật Bản Toyota.
Cụ thể, vốn hóa của Toyota đang ở mức 222 tỷ USD. Nếu tiếp tục duy trì sự hưng phấn hiện tại thêm vài phiên nữa, rất có thể VinFast sẽ đạt được vị trí này của Toyota.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu VFS của VinFast giảm về mức giá 82,35 USD, chỉ còn tăng gần 20%. Tuy nhiên, với 190 tỷ USD vốn hóa, VinFast đã bỏ xa hàng loạt tên tuổi nổi tiếng ngành công nghiệp ô tô như Porsche, BYD, Mercedes, BMW, Volkswagen, Stellantis, Ferrari,…
Đáng chú ý, vốn hóa của hãng xe điện Việt Nam còn lớn hơn tổng giá trị của 2 nhà sản xuất ô tô siêu sang nổi tiếng là Mercedes (72 tỷ USD) và BMW (68 tỷ USD) cộng lại.
Sau phiên giao dịch, theo cập nhật của Forbes, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 66 tỷ USD, đứng ở vị trí 16 trong danh sách các tỷ phú USD của thể giới và là người giàu thứ 2 châu Á, chỉ sau tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani.
Đặc biệt, tỷ phú Phạm Nhật tiếp tục là người có khối tài sản tăng mạnh nhất thế giới trong ngày 28/8, với mức tăng 10,2 tỷ USD, trong khi tỷ phú thời trang Bernard Arnault xếp thứ 2 với mức tăng tài sản 3,5 tỷ USD.
Thứ 6 tuần trước, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng là người có mức tăng tài sản trong ngày cao nhất, tăng đến 14,7 tỷ USD và tổng tài sản đứng ở mức 55,8 tỷ USD theo cập nhật của Forbes.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.