Tại phiên giao dịch ngày 21/8 (theo giờ địa phương), cổ phiếu VFS của VinFast trên sàn Nasdaq (Mỹ) được giao dịch ở mức 16,78 USD/cổ phiếu, tăng gần 8% so với mức giá đóng cửa cuối tuần trước. Lực cầu dần gia tăng trong 30 phút sau đó, nhanh chóng đẩy giá cổ phiếu VFS vượt ngưỡng 18 USD/cổ phiếu, tương đương mức tăng hơn 9% so với giá mở cửa. Tuy nhiên, phe bán bắt đầu nhập cuộc ở vùng giá này, dần đẩy cổ phiếu VFS về khoảng 16,8 – 17,5 USD/cổ phiếu trong suốt khoảng thời gian giao dịch còn lại.
Đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên của tuần này, cổ phiếu VFS của VinFast đạt 17,58 USD/cổ phiếu, tăng 14,16% so với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối tuần trước, thanh khoản đạt 2,1 triệu đơn vị. Qua đó, ngắt mạch giảm kéo dài 3 phiên liên tiếp với mức giảm lên tới 58% so với giá đóng cửa của ngày đầu tiên niêm yết trên sàn Nasdaq.
Đà tăng của cổ phiếu VFS được hỗ trợ từ việc thị trường chứng khoán Mỹ hưng phấn sau một tuần giảm điểm mạnh. Chỉ số Nasdaq đã tăng 206,81 điểm, lên mức 13.497,59 điểm, tương ứng mức tăng 0,7%. Tương tự, chỉ số S&P 500 tăng 30,06 điểm, tương ứng mức tăng 0,7%, lên 4.399,77 điểm.
Theo mức giá đóng cửa ngày 21/8, tổng giá trị vốn hoá thị trường của hãng xe điện VinFast đạt 40,82 tỷ USD, tăng thêm 5,82 tỷ USD so với cuối tuần trước.
Hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia phân tích cấp cao Rick Meckler tại hãng tư vấn đầu tư Cherry Lane Investments (Mỹ) nhận định, việc cổ phiếu VFS của VinFast tăng tới 68% trong ngày 15/8 – ngày niêm yết đầu tiên trên sàn Nasdaq “dường như được thúc đẩy bởi việc rất nhiều nhà đầu tư mua đuổi” khi lượng cổ phiếu VFS được tự do giao dịch rất ít và thị giá cổ phiếu VFS sẽ rất khó để duy trì ở mức giá cao như vậy, đặc biệt là khi có thêm lượng cổ phiếu được giao dịch đưa vào thị trường.
Như vậy, với khối tài sản 23,5 tỷ USD như tớingày 22/8, tỷ phú Phạm Nhật Vượng xếp thứ 68 trong danh sách Forbes, sau 3 tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á và đều là người Indonesia: R. Budi Hartono (gần 26 tỷ USD), Michael Hartono (gần 25 tỷ USD) và Low Tuck Kwong (gần 25 tỷ USD).
Một đối tác mua vào 15 triệu cổ phiếu VFS với giá 10 USD/cổ phiếu
Trong một diễn biến có liên quan, bản cáo bạch của VinFast cho thấy hãng Gotion Inc. đã ký thỏa thuận với VinFast về việc đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu phổ thông của VinFast, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,7% vốn điều lệ của hãng xe điện này, thông qua một đợt phát hành riêng lẻ với giá 10 USD/cổ phiếu. Tổng giá trị thương vụ này là 150 triệu USD (tương đương 3.540 tỷ đồng).
Giao dịch này được thực hiện sau khi VinFast hoàn tất hợp nhất kinh doanh với hãng Black Spade Acquisition Co. và các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc mua cổ phiếu của Gotion Inc.
Được biết, Gotion Inc. đã hợp tác với Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng VinES trong Dự án nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư 275 triệu USD (gần 6.330 tỷ đồng) và công suất thiết kế 5GWh/năm. VinES là đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC – sàn HoSE).
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.