Thứ tư, 26/06/2024

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ở Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền"

27/05/2024 1:46 PM (GMT+7)

Lượng khách đến tham quan mua sắm tăng dần mỗi năm ở Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" đã giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản ở các địa phương, giúp người dân tăng nguồn thu đáng kể.

Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" quận 8 năm 2024 được tổ chức trên tuyến đường Bến Bình Đông, phường 13, quận 8 (TP.HCM) từ ngày 31/5 - 9/6 gắn với hoạt động của Lễ hội sông nước TP.HCM 2024.

Chương trình sẽ mang cho du khách và người dân thành phố những trải nghiệm thú vị khi tham quan mua sắm, thưởng lãm trái cây, đặc sản phong phú vùng miền trong không gia "Trên bến dưới thuyền". Tại đây du khách có thể tìm thấy các sản vật mang dấn ấn của miền Tây sông nước, miền Đông và Nam Trung bộ…

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ở Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền"- Ảnh 1.

Nông sản các vùng miền được tiếp cận với khách hàng tại Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền".

Khu vực kinh doanh trái cây với hơn 100 gian hàng sẽ giới thiệu đủ các loại như: sầu riêng, nho, xoài, cam, nhãn, chôm chôm, thanh long, măng cụt... phục vụ cho dịp Tết Đoan Ngọ sắp tới. Du khách cũng có thể trải nghiệm gói nấu bánh ú lá tre, bánh Bá trạng với sự hướng dẫn của các nghệ nhân hoặc hòa mình vào các trò chơi dân gian như: xếp lá dừa nghệ thuật; nặn, tạo hình nghệ thuật từ đất sét màu; vẽ nón lá, chân dung nghệ thuật.

Các gian nhà chung được quận 8 thiết kế đẹp mắt, rất riêng, rất ấn tượng, như: tỉnh Ninh Thuận với chủ đề "miền đất hội tụ những giá trị khác biệt"; tỉnh An Giang với chủ đề "Kết nối cơ hội, hợp tác thành công"; tỉnh Bến Tre với chủ đề "Sông nước xứ dừa"; tỉnh Vĩnh Long với chủ đề "Điểm hẹn phương Nam"…

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ở Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền"- Ảnh 2.

Các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương được trưng bày tại gian nhà chung ở Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền".

Điểm nhấn của Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" năm nay là gian nhà chung trưng bày các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương. Tỉnh Ninh Thuận với chủ đề "miền đất hội tụ những giá trị khác biệt"sẽ mang tới: Nho, măng tây, tỏi, nha đam... Đây là những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và có lợi thế cạnh tranh lớn. 

Đến với sự kiện lần này, gian hàng An Giang với chủ đề "Kết nối cơ hội, hợp tác thành công" có sự góp mặt của các doanh nghiệp, chủ thể OCOP trực tiếp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh, đặc biệt là các loại trái cây như: thốt nốt, xoài, bưởi... 

Riêng tỉnh Bến Tre với chủ đề "Sông nước xứ dừa" tham gia 3 gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng từ dừa, đồng thời quảng bá các mặt hàng trái cây, hoa kiểng và ẩm thực …đến người tiêu dùng.

Ngoài ra gian hàng nhà chung còn trưng bày sản phẩm của nhiều tỉnh thành khác như: Vĩnh Long, Đà Lạt, Đồng Tháp… Theo Ban tổ chức, hoạt động này góp phần duy trì và gắn kết các mối quan hệ chặt chẽ giữa quận 8 – TP.HCM với các tỉnh thành bạn, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà vườn, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh kết nối giao thương và văn hóa vùng miền. 

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ở Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền"- Ảnh 3.

Đông đảo khách đến tham quan mua sắm tại Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền".

Qua Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền", lượng nông sản được tiêu thụ đáng kể qua các lần tổ chức. Ở lần tổ chức đầu tiên vào năm 2022, tuần lễ trái cây đã thu hút được 3,1 triệu lượt khách đến tham quan, mua sắm. Đến lần thứ 2 năm 2023, sự kiện này đã thu hút hơn 3,5 triệu lượt khách và tiêu thụ rất nhiều nông sản khắp các vùng miền.

Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" quận 8 năm 2024 sẽ mang đến cho quý du khách và người dân thành phố những loại trái cây, những sản phẩm là đặc sản của các vùng, miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ. Sự kiện tuần lễ trái cây năm nay là một khung cảnh thật sự sống động, rộn ràng với những trò chơi, món bánh dân gian kết hợp với những câu "hò", "xự", "xang", "xê", "cống" sẽ phần nào tái hiện hình ảnh miền sông nước Nam bộ. Đây là nét riêng "Trên bến dưới thuyền" bến Bình Đông Quận 8, những nét đẹp văn hóa mang giá trị truyền thống riêng có giữa lòng của đô thị TP.HCM hiện đại.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn


Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Heineken vừa mới tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Tập đoàn vẫn còn nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á với công suất xuất xưởng tới 12 triệu lon mỗi ngày.


Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Nhiều địa phương ở TP.HCM đã lắp hàng trăm camera theo dõi tình hình đổ rác trộm trên địa bàn mình sinh sống. Một người dân ngụ tại quận Phú Nhuận bày tỏ với phóng viên: “Nhiều tháng qua không khí trong lành hẳn lên, hết mất ăn mất ngủ vì suốt ngày đi rình người ta... đổ rác trộm".

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Bước vào cao điểm hè, các hãng hàng không đang tích cực chạy đua mở đường bay, thuê tàu bay mới để tăng cường phục vụ hành khách.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hiện, Quốc hội đang xem xét đề xuất chuyển phân bón về diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất này.

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Lần gần nhất Đức đăng cai một giải bóng đá là World Cup 2006, giải đấu đó thành công rực rỡ về mọi mặt xã hội, kinh tế, dân sinh, được người Đức gọi là “câu chuyện cổ tích mùa hè”. Nhưng Euro 2024 này không được xem như “câu chuyện cổ tích mùa hè” như cách đây 18 năm.

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm

73% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên cả nước không được kiểm soát, dẫn đến nhiều sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng được tuồng ra thị trường, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.