Thứ năm, 21/11/2024

Đi cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết như thế nào nếu xuất phát từ TP.HCM

25/04/2023 10:20 AM (GMT+7)

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km, mỗi bên có 2 làn xe và một làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa cho phép 120km/h. Từ TP.HCM đi Phan Thiết qua cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian xuống khoảng 2 tiếng đồng hồ, với quãng đường khoảng 160 cây số.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ khánh thành vào sáng 29/4, tại điểm cầu nút giao Phan Thiết (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Chiều cùng ngày, xe sẽ bắt đầu được lưu thông trên cao tốc này và các phương tiện lưu thông miễn phí, vì Bộ Giao thông Vận tải chưa có kế hoạch thu phí trên tuyến đường này. 

 Như vậy, đây chắc chắn sẽ là cung đường khách chọn cho chuyến du lịch trong kỳ nghỉ lễ dài 30/4, 1/5 sắp tới.

Đi cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết như thế nào nếu xuất phát từ TP.HCM - Ảnh 1.

Từ TP.HCM đến Phan Thiết qua cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ mất khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu đi theo Quốc lộ 1 trước đây sẽ mất 4-5 tiếng đồng hồ. Ảnh: Báo Giao thông

Từ TP.HCM, để đi cao tốc này, du khách cần chú ý các nút giao, đường nhánh, đường nối và cả trạm dừng… Theo Báo Giao thông, nếu tính từ nút giao An Phú, Thủ Đức (TP.HCM), ô tô sẽ vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Qua khỏi nút giao Quốc lộ 51 và trạm dừng chân trên tuyến này, đến Km43 sẽ gặp nút giao rất lớn. Đây là nút giao với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

Tài xế sẽ phải chạy chậm, rẽ phải vào đường nhánh để bắt đầu đi vào cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Từ đây, tài xế chạy toàn tuyến 99km đến cuối tuyến, và sẽ gặp nút giao với một tuyến đường huyện.

Đây là tuyến đường nhỏ dẫn về xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Do đó, tài xế cần chú ý biển báo, để rẽ phải ra tuyến đường huyện này, từ đó đi thêm 2,6km ra Quốc lộ 1.

Từ điểm giao giữa đường huyện này với Quốc lộ 1, xe sẽ rẽ trái, chạy thêm 14km là đến trung tâm TP Phan Thiết – Bình Thuận.

Đi cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết như thế nào nếu xuất phát từ TP.HCM - Ảnh 2.

Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài 99km, nối 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, khởi công tháng 9/2020, có tổng mức đầu tư hơn 12.570 tỷ đồng. Ảnh: Zing

Hoặc một hướng khác là xe  chạy trên Quốc lộ 1, đến Km1710 thì rẽ phải theo đường ĐT719B đến khu đô thị biển NovaWorld Phan Thiết dọc biển Tiến Thành – TP. Phan Thiết.

Tài xế cũng cần chú ý dọc tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có nhiều nút giao khá lớn với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Đầu tiên là nút giao với Quốc lộ 56 sau khi vào cao tốc khoảng 10km. Nếu rẽ phải theo Quốc lộ 56 sẽ đi về huyện Châu Đức của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nếu rẽ trái theo hướng Quốc lộ 56 sẽ về TP Long Khánh của tỉnh Đồng Nai.

Tiếp đến, nếu chạy tiếp trên cao tốc sẽ gặp nút giao với tỉnh lộ 765, đi qua xã Suối Cát ra Quốc lộ 1, di thêm khoảng 5km sẽ đến Khu du lịch núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Còn nếu theo tỉnh lộ 766 sẽ đi các huyện Đức Linh, Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận.

Chạy tiếp một đoạn sẽ gặp nút giao rất lớn với Quốc lộ 1 qua huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Nếu du khách muốn đi thị xã Lagi của tỉnh Bình Thuận, sẽ tiếp tục chạy trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến điểm giao với Quốc lộ 55B. Cần giảm tốc độ, chú ý quan sát để rẽ phải ra Quốc lộ 55B, chạy thẳng là  đến biển La Gi.

Đi cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết như thế nào nếu xuất phát từ TP.HCM - Ảnh 3.

Dọc tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có nhiều nút giao khá lớn với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Từ TP.HCM, để đi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, bắt đầu từ An Phú, Thủ Đức (TP.HCM) vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Oto Saigon

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài 99km, mỗi bên có 2 làn xe và một làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa cho phép 120km/h. Cộng thêm 43km của tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và các đường dẫn, ra Quốc lộ 1, tổng chiều dài khoảng 156km. Như vậy thời gian từ TP.HCM đi Phan Thiết sẽ rút ngắn còn khoảng 2 giờ. Nếu từ TP.HCM đi Phan Thiết theo Quốc lộ 1, đoạn đường sẽ khoảng 200 km với thời gian 4-5 giờ.

Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài 99km, nối 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Trong đó, đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km, Bình Thuận dài 47,5km. Dự án khởi công có tổng mức đầu tư hơn 12.570 tỷ đồng, khởi công cuối tháng 9/2020.

Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, đơn vị đại diện chủ đầu tư, đến nay, dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã đạt khoảng 95% tổng khối lượng. Hiện tuyến chính đã cơ bản hoàn thành, chủ yếu các đơn vị thi công tiếp tục triển khai các hạng mục đường gom, đường dẫn…

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ngoài tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết còn tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết cũng đang trong giai đoạn nước rút để đưa vào vận hành.

Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khởi công cùng thời gian với Phan Thiết - Dầu Giây, đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận có chiều dài 100,8 km. Điểm đầu tại Km134+00, phía trước nút giao Vĩnh Hảo, thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, trùng với điểm cuối dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo.

Điểm cuối là Km235+00, giao với đường Quốc lộ 1 đi Mỹ Thạnh tại Km2+500, thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, trùng với điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.