Thứ sáu, 18/10/2024

Dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng gấp 3 sau 9 năm

20/07/2024 12:01 PM (GMT+7)

Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết dự trữ ngoại hối như hồ điều hòa liên tục và đã tăng đáng kể. So với cuối năm 2015, dự trữ ngoại hối tăng gần 3 lần.

Dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng gấp 3 sau 9 năm- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Linh Phương - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước.

Tại buổi Đối thoại tháng 7 về nâng hạng, gọi vốn và phát triển nhà đầu tư do CLB Nhà báo chứng khoán tổ chức sáng ngày 19/7, bà Nguyễn Linh Phương - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, năm 2024 là năm khó khăn đối với điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối. 

Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cao và kéo dài hơn so với dự kiến, từ đó tác động tới luồng vốn, tâm lý thị trường, theo bà Phương.Trong khi đó, vào năm ngoái, NHNN liên tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, dẫn tới chênh lệch giữa lãi suất đồng Việt Nam và USD trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức âm cao, gây áp lực tới tỷ giá. Mặt khác, nhu cầu ngoại tệ lớn để thanh toán nhập khẩu trong quá trình kinh tế hồi phục và việc các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng cường mua ngoại tệ cũng góp phần tác động tới tỷ giá.

Vì vậy, thời gian qua, trong điều hành vừa qua, NHNN cũng phải nỗ lực để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định tỷ giá, trong đó có động thái bán ngoại tệ can thiệp.. "Tính chuỗi dài nhiều năm liên tục, dự trữ ngoại hối đã tăng đáng kể. So với cuối năm 2015 (thời điểm trước khi NHNN có thay đổi về cơ chế điều hành tỷ giá), dự trữ ngoại hối tăng gần 3 lần", bà Phương nói.

Bà cũng thông tin:  Vừa qua, trước áp lực tỷ giá, NHNN bán ngoại tệ ra để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu hợp pháp của nền kinh tế, trong đó 1 phần tương đối lớn là nhu cầu của nhà đầu tư (NĐT) gián tiếp. Bên cạnh việc bán can thiệp, NHNN có biện pháp điều tiết tiền đồng hợp lý để vừa hỗ trợ ổn định tỷ giá, vừa đảm bảo thị trường tiền đồng hoạt động thông suốt.

Theo ước tính của Chứng khoán KB Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã bán khoảng 6 tỷ USD để can thiệp, hạ nhiệt tỷ giá tính đến 26/6/2024.

NĐT nước ngoài lo ngại về rủi ro tỷ giá?

Liên quan đến vấn đề này, bà Phương cho hay từ tháng 4 đến nay, NĐT gián tiếp tăng mạnh nhu cầu mua ngoại tệ từ TCTD và chính việc này cũng gây áp lực tới tỷ giá. Tỷ giá từ tháng 4 đến nay, không biến động đáng kể và ổn định hơn so với nhiều nước khác trong khu vực. So với cuối năm ngoái, tỷ giá chỉ tăng khoảng hơn 4%, trong khi nhiều quốc gia khác mất giá 5 – 7%. Theo bà Phương, mức giảm giá của VNĐ là phù hợp, vừa giúp hấp thu cú sốc bên ngoài, vừa hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.

Định hướng trong thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ cho biết NHNN vẫn nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo thị trường tiền tệ, ngoại tệ duy trì thông suốt. Đảm bảo tỷ giá và lãi suất diễn biến phù hợp, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Với việc điều hành của NHNN và những thông tin tích cực từ thị trường tài chính quốc tế thời gian gần đây, những áp lực hiện nay đã giảm khá nhiều so với trước kia và khó khăn của thị trường ngoại tệ có sẽ sớm kết thúc.

Cơ hội của NĐT tổ chức nước ngoài khi hệ thống các TCTD tái cấu trúc?

Chia sẻ tại Đối thoại về Cơ hội của NĐT tổ chức nước ngoài khi hệ thống các TCTD tái cấu trúc?, bà Phương nêu rõ: Đề án tái cơ cấu TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025, cũng như tại kế hoạch hành động của NHNN thực hiện đề án trên. Trong 2 văn bản trên có nhiệm vụ rất cụ thể, đó là thu hút nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng. Từ đó, có thể thấy việc thu hút dòng vốn ngoại được xem là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao năng lực tài chính và quản trị của tổ chức tín dụng.

Dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng gấp 3 sau 9 năm- Ảnh 2.

Ảnh minh họa cho dự trữ ngoại hối

Trong thời gian qua, nhiều giải pháp đã được triển khai.

Thứ nhất, Luật TCTD 2024 có sửa đổi quy định để nâng cao tính minh bạch của hệ thống, giảm thiểu rủi ro nâng cao sự an toàn hệ thống. Trong đó, nổi bật như quy định cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của TCTD phải công bố thông tin, hay giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông, qua đó giảm khả năng sở hữu chéo, khả năng thao túng tại các ngân hàng thương mại.

Hai là, triển khai tích cực chuẩn mực Basel 2 và 3 và đã có những tác động tích cực. Một mặt, thúc đẩy công bố thông tin, nâng cao nhận thức về rủi ro, qua đó giúp các đối tác hay người gửi tiền có thể giám sát các hoạt động của NHTM tốt hơn. Mặt khác, giúp các NHTM đánh giá chính xác hơn yêu cầu về nâng vốn, cũng như năng lực quản trị, rủi ro của ngân hàng.

Ba là, liên quan đến tỷ lệ sở hữu của NDDT nước ngoài tại các NHTM. Quy định Nghị định 01/2014, quy định NĐT nước ngoài tư cách là NĐT chiến lược có thể sở hữu lên tới 20% vốn điều lệ, tổng sở hữu không quá 30% vốn điều lệ.

Vừa qua dự thảo sửa đổi Nghị định 01 được trình lên Thủ tướng để sửa đổi ban hành, có số thay đổi quan trọng như với các NHTM nhận chuyển giao bắt buộc, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài có thể lên tới 49% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

"Tôi cho rằng, NĐT tổ chức nước ngoài có cơ hội đầu tư hợp tác, phát triển đa dạng tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD hướng tới chuẩn mực cao và bền vững hơn", bà Phương nhấn mạnh.

Theo Chứng khoán KB Việt Nam, tỷ giá liên ngân hàng USD/VND diễn biến căng thẳng khi liên tục áp sát và vượt ngưỡng bán ra của NHNN tại 25.450, tăng 4,9% so với đầu năm. Dù Ngân hàng Nhà nước đã có động thái can thiệp bằng cách bán thẳng ngoại tệ với khối lượng tương đối lớn (ước tính đã bán xấp xỉ 6 tỷ USD tính đến ngày 26/6), tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người sở hữu vườn cây dược liệu quý, giá tỷ đồng nhưng không bán

Người sở hữu vườn cây dược liệu quý, giá tỷ đồng nhưng không bán

Anh Nguyễn Văn Khôn ở xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đang sở hữu những cây xáo tam phân đầu dòng hơn 10 năm tuổi có giá hơn 1 tỷ đồng nhưng không bán. Anh nhân giống, mở rộng vùng nguyên liệu, phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và nâng cao thu nhập.

Những xe được miễn thu phí sử dụng cao tốc

Những xe được miễn thu phí sử dụng cao tốc

Có 5 nhóm phương tiện phải chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác. Ngoài ra, 10 nhóm được miễn thu phí.

VnDirect phân tích mục tiêu lợi nhuận tại nhiều dự án của Đèo Cả HHV

VnDirect phân tích mục tiêu lợi nhuận tại nhiều dự án của Đèo Cả HHV

Các vấn đề về dòng tiền mảng thu phí BOT đang được Tập đoàn Đèo Cả tìm cách giải quyết đối với các dự án do HHV quản lý, vận hành tại 15 trạm thuộc 4 dự án BOT.

Xe điện giúp tăng khả năng thoát ế?

Xe điện giúp tăng khả năng thoát ế?

Ấn tượng đầu tiên trong hẹn hò có thể tăng cao nhờ xe điện vì tâm lý cho rằng người chủ sở hữu mang tư tưởng tiến bộ. Việt Nam cũng nằm trong số các thị trường được Ford khảo sát để cho ra kết quả bất ngờ này.

PVFCCo đồng hành cùng sự phát triển giáo dục

PVFCCo đồng hành cùng sự phát triển giáo dục

Trong nhiều năm qua, song hành cùng các hoạt động ASXH khác thì giáo dục luôn được PVFCCo đặc biệt quan tâm đồng hành, hỗ trợ. Nhiều công trình trường học đã được xây dựng lên, hàng nghìn suất học bổng được trao đến tay các em học sinh sinh viên, góp phần thiết thực vào sự phát triển giáo dục trên cả nước.

Vốn cho tăng trưởng kinh tế đợi sẵn từ ngân hàng

Vốn cho tăng trưởng kinh tế đợi sẵn từ ngân hàng

Tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng đến nay tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.