Thứ ba, 15/10/2024

Đưa công nghệ Việt ra thế giới

02/07/2023 7:30 PM (GMT+7)

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt vươn ra thị trường nước ngoài và đã khẳng định vị thế.

Hiện người dùng ở nước ngoài biết nhiều đến những sản phẩm Việt dựa vào dòng xuất xứ "Made in Vietnam". Vào các siêu thị lớn ở nước ngoài, kể cả ở Mỹ, người ta dễ dàng tìm thấy những sản phẩm của Việt Nam hay được gia công sản xuất tại Việt Nam, bao gồm hàng của những thương hiệu lớn quốc tế.

1.000 USD đổi 1 USD thị phần quốc tế

Tại hội nghị "Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới" do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, đã nói về dấu ấn Việt Nam trên bản đồ số toàn cầu. Từ bước đầu tiên đến Ấn Độ cách đây hơn 2 thập kỷ, tới nay FPT đã hiện diện tại 29 quốc gia, đạt doanh số tại thị trường nước ngoài 1 tỉ USD (tăng gấp 25.000 lần so với buổi đầu), với quy mô nhân lực 27.000 người (tăng 900 lần).

Đưa công nghệ Việt ra thế giới - Ảnh 1.

FPT Japan ký kết thỏa thuận đầu tư không chi phối, trở thành cổ đông chiến lược của LTS, Inc. (Nhật) Ảnh: FPT


Năm 2000, FPT mở một văn phòng tại Bangalore - thủ phủ phần mềm của Ấn Độ và một tại Silicon Valley - Mỹ. Ròng rã 2 năm FPT không ký được hợp đồng. 34 kỹ sư phần mềm và nhiều người trong FPT đã lo lắng và định buông bỏ. Người đứng đầu FPT vẫn tin rằng người Ấn Độ làm được thì người Việt cũng làm được. Ông Bình quyết định chơi canh bạc lớn ở thị trường nước ngoài. Ông tìm đến Tập đoàn Công nghệ IBM để "mặc cả": Nếu IBM mua 1 USD phần mềm của FPT thì FPT sẽ mua 1.000 USD phần cứng của IBM. Ông Bình chia sẻ: "FPT có hợp đồng ký với IBM thì sẽ thu hút các công ty khác tìm đến FPT".

Câu chuyện mở thị trường ở Nhật Bản - nơi cả Ấn Độ cũng không thành công - cho thấy quyết tâm của tập đoàn công nghệ của Việt Nam này. Khi sang Nhật, các đối tác từ chối với lý do họ không dùng tiếng Anh. Để gỡ rào cản về ngôn ngữ, ông Bình đã xin Chính phủ cho thành lập Đại học FPT - trường đại học đầu tiên dạy các kỹ sư phần mềm nói tiếng Nhật và trở thành trung tâm đào tạo tiếng Nhật lớn nhất thế giới ngoài Nhật Bản. Kết quả, thành lập từ năm 2005, hiện FPT hướng mục tiêu lọt vào tốp 20 công ty dịch vụ công nghệ lớn nhất tại Nhật Bản vào năm 2025 và đặt mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD năm 2027. Năm 2018, FPT mua lại 90% cổ phần (ước tính hơn 50 triệu USD) của Công ty Tư vấn Intellinet Consulting tại Mỹ nhằm đón đầu nhu cầu chuyển đổi số tại thị trường Mỹ. Năm 2014, FPT sở hữu RWE IT Slovakia - công ty công nghệ thông tin thành viên của Tập đoàn Năng lượng hàng đầu châu Âu RWE. Đầu năm 2023, FPT công bố thương vụ mua lại toàn bộ mảng dịch vụ công nghệ - một trong những mảng kinh doanh chiến lược của Intertec International mà FPT đã đầu tư vào công ty này năm 2021. Thương vụ này là một phần trong chiến lược mở rộng các trung tâm dịch vụ công nghệ toàn cầu của FPT. Như vậy, FPT sẽ mở rộng sự có mặt của mình tại Costa Rica, Colombia và Mexico - 3 nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Bắc Mỹ có trung tâm sản xuất công nghệ của Intertec International.

Tập đoàn Công nghệ CMC hướng mục tiêu trở thành một tập đoàn số toàn cầu với doanh số 1 tỉ USD vào năm 2025. Trong đó, Công ty CMC Global, sau 6 năm thành lập, đã trở thành một công ty trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ, hiện thực hóa khát vọng đưa các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ Việt ra thị trường quốc tế. Công ty CMC Global đã đạt được doanh số hơn 1.350 tỉ đồng và có hơn 500 đối tác, khách hàng từ các thị trường quốc tế.

Phủ sóng viễn thông ở nhiều nước

Chia sẻ những bài học "go global" (vươn ra toàn cầu), ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), cho rằng ở những nơi càng khó khăn và thậm chí nguy hiểm thì càng có cơ hội và Viettel không ngại lao vào những thị trường đầy khó khăn.

Campuchia láng giềng là thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel. Lúc đó, Viettel chỉ mang theo 1 triệu USD tiền vốn, lấy doanh thu từ dịch vụ VoIP nuôi mảng internet và di động sau này. Giữa tháng 2-2009, Viettel đã chính thức khai trương mạng di động Metfone và chỉ sau 2 năm đã trở thành mạng di động đứng số 1 về thị phần ở Campuchia. Tổng Công ty Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) trong báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 đã ghi nhận sự trỗi dậy của Viettel ở thị trường châu Phi. Vào cuối năm 2022, tại châu Phi, Viettel đã có 4 nhà mạng di động. Mạng Movitel ở Mozambique phủ sóng 98% dân số và 90% diện tích; có 9,2 triệu thuê bao, chiếm 46% thị phần. Mạng Halotel ở Tanzania phủ sóng 87% dân số, có 7,3 triệu thuê bao, chiếm 13% thị phần. Mạng Lumitel ở Burundi phủ sóng 97% dân số, chiếm 59% thị phần. Mạng Nexttel ở Cameroon phủ sóng 70% dân số, chiếm 13% thị phần. Tại thị trường Nam Mỹ, năm 2014, Viettel khai trương dịch vụ di động với thương hiệu Bitel tại Peru. Năm 2022, hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel lần đầu tiên đạt doanh thu dịch vụ gần 3 tỉ USD (hơn 70.000 tỉ đồng) - tương đương với viễn thông trong nước, đóng góp 50% doanh thu dịch vụ viễn thông của tập đoàn. Lũy kế đến nay, Viettel đã chuyển về nước gần 70% tổng số tiền đầu tư nước ngoài.

Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) từ năm 2008 đã thành lập VNPT Global chuyên tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài và đã có các văn phòng đại diện tại Mỹ, Singapore, Hồng Kông - Trung Quốc và Cộng hòa Czech. Sau khi MobiFone được tách khỏi VNPT vào giữa năm 2014, Công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-I) trở thành đơn vị thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài của VNPT. VNPT-I đã thành lập văn phòng đại diện tại Campuchia (tháng 7-2014), Myanmar (tháng 10-2014) và Lào (tháng 12-2014). Đây chính là bước khởi đầu cho việc VNPT vươn ra thị trường khu vực và quốc tế. Đến thời điểm năm 2022, VNPT có 5 khoản đầu tư ra nước ngoài như VNPT Global HongKong (Hồng Kông - Trung Quốc), ACASIA (Malaysia), Stream Net (Myanmar)… Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của VNPT lũy kế đến cuối năm 2021 khoảng 13,12 triệu USD và đã thu được 1,13 triệu USD về nước.


Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng

Một trong những "ông lớn" quốc tế nhiều năm nay đã chắp cánh cho các doanh nghiệp Việt ra nước ngoài là nền tảng thương mại điện tử toàn cầu Amazon (Mỹ) với chương trình Amazon Global Selling. Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản khách hàng trên toàn cầu của Amazon và hơn 5 triệu khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Theo NLĐO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bamboo Airways khai thác đường bay đến Bangkok sau 1 năm tạm dừng

Bamboo Airways khai thác đường bay đến Bangkok sau 1 năm tạm dừng

Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM

Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.

Ông Phan Văn Mãi băn khoăn: Vì sao TP.HCM chưa thể đăng cai SEA Games?

Ông Phan Văn Mãi băn khoăn: Vì sao TP.HCM chưa thể đăng cai SEA Games?

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.