Ngọc Côn là một xã thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên địa bàn xã Ngọc Côn có núi Lũng An, núi Lũng Khuốt, núi Lũng Qua, núi Lũng Thoang, núi Pò Dao, núi Tôm Đeng.
Đặc biệt thôn Ngọc Côn cũng là nơi mà dòng sông Quây Sơn nổi tiếng (bắt nguồn từ Trung Quốc) chảy vào lãnh thổ Việt Nam.
Dòng sông Quây Sơn hay còn gọi là sông Quế Sơn (người dân bản địa vẫn quen gọi là sông Quây Sơn), bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Sau đó con sông chảy về hướng Nam, đến xã Ngọc Côn (huyện Trùng Khánh) thì hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
Sông Quây Sơn được nhiều người biết đến bởi màu lam ngọc rất đặc biệt, nhiều khúc sông sâu, mặt nước phẳng lặng như ngừng trôi, in rõ hình bóng cây, bóng núi... Sông Quây Sơn bắt đầu vào lãnh thổ Việt Nam ngay tại xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Đinh Vũ
Rồi dòng sông này tiếp tục chảy theo hướng Đông Nam, đến phía Nam của xã Đình Phong và chuyển hướng Đông, Đông Bắc về xã Đàm Thủy rồi lại chuyển hướng Đông Nam.
Đến khu vực thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, bờ Đông của sông thuộc thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả (Trung Quốc), bờ Tây của sông thuộc xã Đàm Thủy (Trùng Khánh); có đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cột mốc số 836 ở điểm giữa của mặt chính thác Bản Giốc. Sau đó sông trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Sông Quây Sơn tiếp tục cuộc hành trình đến xã Minh Long (Hạ Lang) và chuyển sang hướng Tây chảy về xã Lý Quốc, giáp trấn Thạc Long (Trung Quốc).
Từ đây, sông Quây Sơn chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc, theo hướng Tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ngay trên địa phận trấn Thạc Long. Sông Hắc Thủy sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra Biển Đông tại vùng châu thổ Châu Giang.
Sông Quây Sơn chảy qua lãnh thổ Việt Nam khoảng 49km và được nhiều người biết đến bởi màu lam ngọc rất đặc biệt, nhiều khúc sông sâu, mặt nước phẳng lặng như ngừng trôi.
Dòng sông xanh biêng biếc, men qua những cánh đồng lúa ở xã Đình Phong, Ngọc Côn… in rõ hình bóng núi, bóng cây đôi bờ. Nhiều đoạn nước nông còn nhìn rõ cả đáy nước, với những viên đá cuội, cá tôm bơi lội tung tăng rất bình yên và thơ mộng.
Từ dòng sông này, nhiều khe nước, mỏ nước đã hình thành, đặc biệt nhất phải kể đến Bo Hay ở địa phận xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh (tiếng Tày, nghĩa là mỏ nước sạch).
Mỏ nước ở xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) quanh năm một màu xanh biếc như ngọc đến kỳ lạ. Ảnh: Đinh Vũ.
Mỏ nước này thuộc địa phận xã Ngọc Côn, cách biên giới Trung Quốc khoảng gần 1km. Theo lời kể của người dân địa phương, mỏ nước Bo Hay được hình thành từ một mạch nước ngầm đùn lên, quanh năm có màu xanh biếc như ngọc bích.
Mặc dù nước rất trong, phẳng lặng nhưng nhìn mãi không thấy đáy, cũng chưa thấy cạn nước bao giờ. Người dân bản địa cho rằng mỏ nước này là món quà linh thiêng được thiên nhiên ban tặng nên họ rất có ý thức giữ gìn và tôn trọng nó.
Đập Phai Luông trên dòng sông Quây Sơn (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) dẫn nước vào ruộng. Ảnh: Đinh Vũ
Mỏ nước Bo Hay và con đập này cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 18km, vì vậy rất nhiều du khách khi đến Trùng Khánh đều muốn đến nơi này tham quan, khám phá vẻ đẹp của dòng sông và chụp ảnh làm kỉ niệm.
Du khách đứng bên cây Phì Phà ngắm dòng sông Quây Sơn chảy êm như lụa phía dưới, sau đó đổ về thác Bản Giốc hùng vĩ. Ảnh: Đinh Vũ
Từ mỏ nước Bo Hay, du khách có thể đi bộ lên triền núi, đến chỗ cây Phì Phà (còn gọi là cây nhót tây, tỳ bà diệp) chỉ mất khoảng 10 phút và từ đây, du khách có thể ngắm toàn cảnh thung lũng Ngọc Côn với dòng sông Quây Sơn chảy êm đềm phía bên dưới.
Sau khi ngắm mỏ nước thiêng cùng dòng sông Quây Sơn, du khách đến đây còn có dịp ngắm hàng loạt đỉnh núi đá cao sừng sững như núi Lũng An, Lũng Khuốt, Lũng Qua, Lũng Thoang... và tham quan động Nườm Ngao thuộc xã Đàm Thuỷ (nằm sát xã Ngọc Côn).
Do được phát hiện muộn và đưa vào du lịch chưa lâu nên hang động này vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo (phát hiện năm 1921 và khai thác du lịch năm 1996).
Trong từ Ngườm Ngao theo nghĩa của tiếng Tày thì Ngườm có nghĩa là động, Ngao có nghĩa là Hổ. Ngườm Ngao tức là Động Hổ, do lời truyền miệng kể lại rằng hồi xưa trong động có nhiều hổ sinh sống, chúng thường vào khu dân cư xung quanh bắt vật nuôi của nhân dân địa phương sau đó người dân đặt bẫy và đã bắt hết được hổ để người dân được sống an lành.
Bên cạnh lời truyền miệng trên còn có một truyền thuyết khác là tên gọi Ngườm Ngao xuất phát từ việc nghe tiếng nước chảy trong động hòa vào nhau như tiếng hổ gầm. Nhũ đá trong động phong phú hình dạng, màu sắc khiến du khách cảm thấy như đang lạc vào một mê cung huyền ảo.
Trong động Ngườm Ngao còn có dòng suối ngầm chảy từ sông Quây Sơn đi suốt chiều dài của động rồi chảy ra bên ngoài. Do có dòng suối mà không khí trong hang động luôn mát lạnh hơi nước, mùa đông thì ấm mùa hè lại mát mẻ...
Những truyền thuyết li kì, cùng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, nhiều phong tục tập quán độc đáo của người Tày còn được lưu giữ khiến mảnh đất vùng biên của huyện Trùng Khánh ngày càng hấp dẫn du khách gần xa.
Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).