Tổ dân phố phát động phong trào ''mảng Xanh'' từ năm 2018 nhằm mục đích giúp khu phố xanh, sạch, đẹp và không rác thải. Hiện tại khu phố đã có 4 địa điểm được trang trí cây xanh trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Bùi Thị Xuân, Tôn Thất Tùng... quận 1, TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (64 tuổi) tổ trưởng Khu phố 6, chia sẻ: ''Thời gian đầu chúng tôi cùng chị em hội phụ nữ khu phố 6 tự bỏ tiền túi để làm bắt đầu dự án. Vận động và xin thu gom các rác thải với nhiều mục đích như tái chế để bảo vệ môi trường. Từ nay đến cuối năm 2023, khu phố quyết tâm xây dựng thêm 3 mảng xanh với phương châm nhằm tạo nên các hẻm của khu phố luôn xanh sạch đẹp".
Ông Lê Phước Minh (53 tuổi) bảo vệ dân phố cũng là người tái chế rác thải nhựa thành nhiều sản phẩm để trồng cây. Chất rắn, rác thải nhựa, những thứ có thể tái chế để trồng cây được coi là ''vàng'' đối với ông. Các sản phẩm tái chế thường được cắt, uốn nắn tỉ mỉ với nhiều hình dáng và luôn đảm bảo cho việc phát triển cây trồng.
Trong căn phòng chưa đầy 10m2 là chốt bảo vệ của tổ dân phố và cũng là nơi sáng chế rác thải của ông Minh. Vừa sinh hoạt, ngủ nghỉ trong không gian hạn hẹp nhưng ông Minh đã tối ưu hóa không gian bằng việc ngăn nắp các đồ dùng.
Một bình nước từ rác thải được ông Minh tận dụng làm chậu trồng cây xanh.
Các chai nhựa thu gom từ các bãi rác của người dân quận 1 được thiết kế làm các chậu cây xanh bắt mắt.
Cây xanh sinh trưởng tốt từ các chai lọ được bỏ đi từ nhà dân.
Được sự hỗ trợ của Hội môi trường xây dựng Việt Nam và chính quyền thành phố, tổ dân phố khu phố 6 cùng người dân chủ động lên kế hoạch cho dự án xanh sạch này. Ban điều hành khu phố cũng có nhiều phong trào thu gom rác thải nhựa, đổi bình cũ lấy thực phẩm như gạo, muối, rau củ…
Trồng cây, tạo ra những mảng xanh không chỉ đẹp, sạch sẽ mà còn giúp bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của mỗi người dân.
''Trước đây khu vực này, nhiều tấm dán quảng cáo tràn lan và nhếch nhác. Tôi cảm thấy bản thân được thoải mái, vui vẻ khi cây mình trồng các cây xanh, vừa giúp cho mọi người trong hẻm có không gian xanh mát vừa tạo công việc cho bản thân'', ông Minh vừa chăm sóc cây nói.
Việc tận dụng và thu gom các chai nhựa góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường, giúp khu phố ngày càng xanh mát được người dân và nhiều tổ chức đồng thuận. Góp phần đưa TPHCM ngày càng thân thiện với môi trường, ngày càng xanh đẹp hơn.
Rác thải nhựa luôn là vấn đề đáng quan tâm hiện nay, kèm theo với đó con người đang phải đối mặt với ô nhiễm không khí. Tận dụng những chai nhựa đã qua sử dụng thành thứ để trồng cây là giải pháp 2 trong 1 hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường.
Theo Dân trí
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.