Hiếm ai biết rằng chủ tiệm mì Phước Nguyên và tiệm mì Phước Lộc Thọ là 2 chị em ruột, được truyền nghề làm mì từ người cha.
Gian bếp sạch sẽ, thoáng đãng nên khách hàng có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình trụng mì tại quán mì gốc Hoa Phước Nguyên (mì tàu) ở phường Tân Vạn (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Ảnh: Minh Hạnh
Theo chia sẻ của bà Trần Thị Bích Phượng (56 tuổi, chủ tiệm mì Phước Nguyên), tiệm mì được cha mẹ bà (ông Trần Cẩm Phô và bà Hà Thị Lan) mở ra từ năm 1960, sau này giao lại cho bà tiếp tục kinh doanh.
Năm 2001, sau khi em gái của bà là Trần Tuyết Nga lấy chồng, đã mở tiệm mì ngay tại nhà chồng, lấy tên là Phước Lộc Thọ.
Quán mì nhanh chóng trở nên có tiếng tăm trong giới dân buôn bán, làm ăn ở Biên Hòa - những người vốn là khách quen lâu năm của quán.
Cùng được truyền dạy những kinh nghiệm làm mì từ cha nên chất lượng và mùi vị vẫn không khác. Tuy nhiên, vì một số biến cố mà bây giờ chỉ còn tiệm mì Phước Nguyên do bà Bích Phượng và chồng quản lý là còn tiếp tục kinh doanh.
Không gian quán đơn giản, không bày biện nhiều nhưng đây là quán mì đã "theo chân" nhiều người dân Biên Hòa lớn lên.
Chị Kim Liên (46 tuổi, ngụ phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa) kể lại: “Chị ăn ở đây từ hồi còn học tiểu học, tính đến giờ cũng hơn 30 năm. Hương vị và chất lượng món mì vẫn không hề thay đổi. Anh chị chủ vui tính, thân thiện, có khi ăn xong chị ngồi lại trò chuyện cả buổi”.
Quán bán buổi sáng, từ 6 đến 11 giờ 30, địa chỉ cụ thể ở C29/53/19, đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Tân Vạn. Từ sớm tinh mơ, khách quen đã có mặt để thưởng thức những tô mì đầu tiên trong ngày.
Đặc biệt nhất của món mì tàu là sợi mì giòn, dai, vàng ươm, làm thủ công theo công thức của người Hoa. Khi gia đình có tiệc, đám giỗ, lễ, tết... nhiều người ghé mua mì tươi của quán về nấu món ăn đãi khách.
Nước dùng của quán có vị ngọt thanh từ xương hầm, những lát thịt được thái không quá dày, không quá mỏng, đều tăm tắp, thể hiện tay nghề của người đầu bếp. Đặc biệt, phần thịt xay không quá nhiều mỡ. Người lớn bình thường gọi 2 vắt mì là đủ no.
Giá của tô có 1 vắt mì 30 ngàn đồng, tô 2 vắt 45 ngàn đồng, còn từ vắt thứ 3, thứ 4 sẽ tính thêm 5 ngàn đồng/vắt.
Bà Phượng tâm sự, trước đây cha bà không đặt tên nên quán chỉ là một tiệm mì vô danh trong hẻm sâu gần chợ Tân Vạn. Nhưng khách đến ăn đông, người ta tự gọi là quán mì "xí mứng". Sau này nhiều quán khác học theo, mở ra cũng lấy tên gọi mì xí mứng. Để khách hàng không bị nhầm lẫn, bà đặt biển hiệu, lấy tên là mì Phước Nguyên.
Tuy không quá nổi tiếng trên mạng xã hội hay được những bạn trẻ review nhiều, nhưng tiệm mì Phước Nguyên vẫn giữ vị trí đặc biệt trong lòng nhiều người dân Biên Hòa. Là quán ăn tuổi thơ mà những người con khi đi xa sẽ bồi hồi nhớ lại.
Theo báo Đồng Nai cuối tuần
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.