Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế; động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo...
Mở rộng không gian đô thị
Quy hoạch tỉnh Bình Dương mới được phê duyệt được các chuyên gia đánh giá có tính tích hợp cao và khá đồng bộ, toàn diện, giúp tỉnh phát triển nhanh, đồng đều, thoát "bẫy" thu nhập trung bình.
Quy hoạch cũng mở ra các không gian đô thị mới, xứng tầm TP trực thuộc Trung ương trong tương lai, trong đó nổi bật là việc xác định rõ vành đai liên kết với vùng TP.HCM, hành lang sinh thái ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các trung tâm động lực dịch vụ, khoa học - công nghệ. Từ đó, nâng cao giá trị quỹ đất, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong chiến lược phát triển lên TP trực thuộc Trung ương, từ năm 2015, Bình Dương đã phấn đấu đến năm 2019 hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nhưng trong quá trình triển khai, đối chiếu các quy định liên quan, lãnh đạo tỉnh đã phải điều chỉnh do chưa có đủ số đơn vị hành chính trực thuộc (cấp huyện) phải là 11 đơn vị, trong khi địa phương chỉ có 9 đơn vị và tiêu chí về mật độ dân số của tỉnh cũng chưa đạt.
Do đó, trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, việc mở rộng không gian đô thị được xem là một trong những giải pháp để Bình Dương nâng cao chất lượng phát triển, thu hút lao động chất lượng cao, kể cả thành lập thêm các đơn vị hành chính mới.
Ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Bình Dương, cho rằng, các mục tiêu của quy hoạch đặt ra cho tỉnh là rất cao. Cụ thể, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 15.800USD. Cùng đó, tỉnh phải phát triển không gian đô thị gắn với vùng TP.HCM, theo mô hình vùng đô thị với khung cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại...
"Để đáp ứng đủ tiêu chí trở thành TP trực thuộc Trung ương không hề dễ dàng khi địa phương đang đối mặt với nhiều thách thức. Để hoàn thành được mục tiêu, tỉnh rất cần sự hỗ trợ tích cực của các bộ ngành, trung ương. Chúng tôi đã xác định cụ thể 37 nhiệm vụ với các nhóm giải pháp quan trọng, như: Giải pháp về huy động vốn đầu tư; khai thác nguồn lực đất đai; phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ; giải pháp về cơ chế, chính sách, liên kết phát triển; giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch", ông Phạm Trọng Nhân chia sẻ.
Tháo gỡ quy hoạch treo
Trước khi quy hoạch trên được phê duyệt, lãnh đạo tỉnh Bình Dương các thời kỳ đã phê duyệt nhiều quy hoạch phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, như: các quy hoạch phân khu, quy hoạch đô thị, công viên cây xanh. Nhiều quy hoạch đã triển khai, giúp địa phương có được bộ mặt đô thị khang trang hiện đại.
Đồng thời, cũng có không ít quy hoạch bị "treo" hàng chục năm trời do thiếu nguồn lực triển khai, hay không còn phù hợp... nhưng đến nay vẫn giữ, khiến lãng phí nguồn lực đất đai, người dân sinh sống trong vùng quy hoạch muốn làm gì cũng vướng.
Lãnh đạo Sở KH-ĐT cho biết, Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mang tính tích hợp, đồng bộ, cùng với việc điều chỉnh của Luật Quy hoạch sẽ được thực hiện trong thời gian tới sẽ giúp tỉnh giải quyết căn cơ, triệt để những tồn tại của các quy hoạch treo.
Điển hình là dự án Khu đô thị mới Tương Bình Hiệp được phê duyệt ngày 7-4-2008, có tổng diện tích 97ha nằm trên địa bàn các khu phố 1, 3, 8, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một. Ngày 17-6-2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 1465/QĐ-UBND về việc thu hồi dự án do thời gian triển khai chậm so với quy định. Từ khi phê duyệt quy hoạch khu đô thị này, đến khi thu hồi kéo dài tới 6 năm, nhưng các đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện đền bù, người dân vẫn sinh sống trên vùng quy hoạch và chịu nhiều thiệt thòi.
Lãnh đạo Sở KH-ĐT cho biết, Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mang tính tích hợp, đồng bộ, cùng với việc điều chỉnh của Luật Quy hoạch sẽ được thực hiện trong thời gian tới sẽ giúp tỉnh giải quyết căn cơ, triệt để những tồn tại của các quy hoạch treo.
Thực tế, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã vận dụng quy hoạch mới được phê duyệt để tháo gỡ được một số vướng mắc trong thực hiện các quy hoạch, dự án, điển hình như một dự án tại khu vực TP mới trước đây quy hoạch chung TP Thủ Dầu Một thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ, nhưng nay theo quy định về phân cấp, phân quyền và trên cơ sở đã có đồ án quy hoạch tổng thể thì mặc nhiên dự án phù hợp sẽ được triển khai thực hiện, giảm bớt các thủ tục hành chính.
Theo SGGPO
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc