Thứ sáu, 22/11/2024

"Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón

18/03/2024 9:46 AM (GMT+7)

Khi mới ra đời, Nón Sơn chỉ sản xuất nón vải cho nữ. Với những sản phẩm lên đến vài triệu đồng hiện nay nhưng luôn treo biển ‘Mua 1 tặng 1’, thương hiệu Nón Sơn đã tồn tại như thế nào trong 28 năm qua với hơn 200 cửa hàng tại Việt Nam?

Quá trình khởi nghiệp 

Vào mùa hè năm 1992, trong thời tiết nắng nóng như đổ lửa ở Sài Gòn, hai vợ chồng ông Trần Anh Sơn chật vật khắp các con ngõ để tìm mua một chiếc mũ che nắng nhưng không thể tìm được một chiếc vừa ý. Từ đó, ông Sơn nảy ra ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh mũ nón mà ông cảm thấy phù hợp nhất cho người dân địa phương.

Khi ấy, bà Nguyễn Thị Thu Hà - vợ ông Sơn - đang là tiếp viên hàng không đã nhận trách nhiệm nhập hàng hoá từ Hàn Quốc còn ông Sơn tìm các đầu mối bán quần áo để ký gửi nón bán kèm.

Sau 3 năm chăm chỉ nhập hàng, ông Sơn nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm có mẫu mã đa dạng hơn và ông quyết định đầu tư sản xuất cũng như mở những cửa hàng đầu tiên mang tên mình - Nón Sơn - vào năm 1996.

Năm 2007, khi Chính khủ quy định người lái xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, thương hiệu Nón Sơn bắt đầu được cập nhật dây chuyền sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng cao bên cạnh các loại nón thời trang. Từ bước đệm đó, Nón Sơn được khách hàng tin dùng như một thương hiệu bán nón uy tín và chất lượng cùng nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp cho đa dạng độ tuổi người tiêu dùng.

"Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón - Ảnh 1.

Định hướng “Nói không với quảng cáo" và câu chuyện ‘Mua 1 tặng 1”

Đến nay, Nón Sơn đã có 176 chi nhánh, cửa hàng trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn tại khu vực phía Nam. Doanh nghiệp của ông Sơn khá kín tiếng và ít khi chia sẻ các hoạt động kinh doanh cho truyền thông, ngoại trừ các tin tức về chống hàng giả và hàng nhái.

Nón Sơn có độ nhận biết thương hiệu cao nhờ màu sắc trang trí bắt mắt và vị trí đắc địa của mỗi cửa hàng để dễ dàng nhận ra từ xa, đây được xem là cách thương hiệu tự thuê mặt bằng để đặt một biển quảng cáo với giá hời.

Bởi dù xuất hiện ở vị trí ngã ba, ngã tư hoặc mặt tiền các con đường lớn nhưng do diện tích thuê khiêm tốn và nhân viên ít sẽ duy trì đầu ra của Nón Sơn ở mức tối thiểu. Tức là nếu xem mỗi cửa hàng là một điểm đặt quảng cáo ngoài trời, doanh thu của họ chỉ cần trang trải đủ chi phí thuê mặt bằng và nhân viên là thương hiệu đã có thể có một vị trí quảng cáo miễn phí.

Ngoài ra, Nón Sơn cũng từng tuyên bố họ không tập trung vào quảng cáo mà muốn sử dụng khoản tiền đó để thực hiện các chương trình khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng. Đó là lý do thương hiệu luôn treo biển khuyến mãi “Mua 1 tặng 1” gần như quanh năm.

"Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón - Ảnh 2.

Kín tiếng, chống hàng giả liên tục

Dù không xuất hiện nhiều trên truyền thông và có cuộc sống khá kín tiếng, Nón Sơn lại rất tích cực trong việc lên tiếng đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo chia sẻ của CEO Nguyễn Ngọc Tý, các cơ sở làm hàng giả mọc lên nhiều do siêu lợi nhuận với chi phí sản xuất chưa tới 100.000 đồng nhưng bán ra thị trường với giá hàng thật. Trong khi đó, một chiếc mũ bảo hiểm sơn mài từ thương hiệu Nón Sơn có giá đến 10 triệu đồng và phải mất 1 tháng để hoạ sĩ có thể vẽ được hai chiếc như vậy.

Tính đến đầu năm 2022, đã có hơn 30.000 cây vải giả thương hiệu Nón Sơn và hơn 121.000 sản phẩm giả mạo bị thu giữ. Vì thế, thay vì đầu tư một số tiền lớn để quảng cáo, marketing, Nón Sơn tập trung cho công việc chống hàng giả để giữ vững uy tín thương hiệu cũng như bảo vệ việc làm cho hơn 1.000 công nhân tại công ty.

Nón Sơn hiện có một cơ sở sản xuất rộng 14 ha tại huyện Hóc Môn, TP.HCM và đang có kế hoạch mở rộng thêm hơn 400 cửa hàng xuyên suốt Việt Nam vào năm 2025.

Theo tạp chí nhaquanly.vn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.