13 nhà tài trợ toàn cầu là: AliExpress, Alipay+, BYD, Hisense, vivo (Trung Quốc), Adidas, Lidl, Engelbert Strauss (Đức), Coca Cola (Mỹ), Atos (Pháp), Visit Qatar (Qatar), Betano (Hy Lạp), Booking.com (Hà Lan).
Các công ty Trung Quốc phát triển mạnh trong các ngành tiên tiến như thanh toán kỹ thuật số, thương mại điện tử, điện thoại thông minh và phương tiện sử dụng năng lượng mới, đang tìm cách tăng mức độ phổ biến thương hiệu và mở rộng kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Nền tảng công nghệ tài chính Alipay+ và nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới AliExpress cùng hệ sinh thái Alibaba thuê cựu danh thủ David Beckham làm đại sứ thương hiệu.
Euro là một sự kiện toàn cầu, với 5 tỷ khán giả truyền hình dự kiến trong 4 tuần của giải đấu, và các công ty Trung Quốc cũng rất muốn bán sản phẩm của họ cho người châu Âu.
Các công ty Trung Quốc vẫn có thị phần tương đối thấp ở châu Âu nên còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Việc thiết lập quan hệ đối tác với giải bóng đá hàng đầu châu Âu là cơ hội tốt để giúp họ vươn ra toàn cầu. Nó cũng cho phép họ thể hiện khả năng công nghệ của họ với nhiều người hơn trên toàn cầu.
Ví dụ Hisense được chọn làm nhà cung cấp màn hình chính thức cho trợ lý trọng tài video, một công nghệ trong bóng đá sử dụng cảnh quay video và đội ngũ trọng tài để xem xét và hỗ trợ các quyết định của trọng tài trên sân. Nhà sản xuất tivi Hisense bắt đầu tài trợ từ Euro 2016, kể từ đó đến nay, mức doanh thu từ nước ngoài của Hisense tăng 83%.
Đối tác ô tô của Euro 2024 không phải là Mercedes hay Volkswagen của Đức mà là BYD, thương hiệu ô tô bán chạy nhất Trung Quốc và hiện là nhà sản xuất xe điện (EV) phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, công cuộc chinh phục thị trường châu Âu của BYD gặp khó khăn do các rào cản.
2 ngày trước khi giải đấu bắt đầu, EU tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế nhập xe Trung Quốc là 27,4%, trước đó mức thuế này chỉ là 10%. Điều này là do EU tin rằng chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp một cách không công bằng cho ngành công nghiệp ô tô đang phát triển của nước này nhằm chiếm lĩnh thị trường xe điện toàn cầu. Trước đó, chính phủ Mỹ đã áp đặt mức thuế 100% cho xe nhập từ Trung Quốc.
Tiền tài trợ cho Euro 2024 từ các công ty vào khoảng 520 triệu euro. Tuy các công ty Trung Quốc trả nhiều tiền nhưng chưa chắc họ đã có chỗ đứng trong tâm trí khán giả. Công ty nghiên cứu thị trường TGM Research yêu cầu hơn 10.000 người kể tên thương hiệu họ nghĩ đến đầu tiên khi nghĩ về Euro 2024 thì Adidas, Nike và Coca-Cola đứng đầu danh sách câu trả lời. Theo sau là Heineken, Visa, Mercedes, BMW.
Trong khi Adidas và Coca-Cola là nhà tài trợ chính thức của Euro 2024 thì Nike lại không. Thậm chí Nike không tài trợ bất kỳ giải nào của UEFA. Điều tương tự cũng đúng với Mercedes và BMW, hai hãng có lẽ lọt vào danh sách này do chúng nằm trong số những thương hiệu nổi tiếng nhất ở nước chủ nhà Đức. Heineken và Visa không tài trợ cho Euro 2024, nhưng họ tài trợ cho UEFA Champions League nên họ lọt vào tâm trí của khán giả.
Chuyện thứ hai mua vé vào sân đấu. Ở thị trường sơ cấp, vé được bán trực tiếp qua website chính thức của UEFA. Người Đức dẫn đầu về lượng mua vé từ kênh này. UEFA cho biết Euro 2024 có lượng khán giả đông đảo nhất từ trước đến nay với hơn 50 triệu lượt yêu cầu mua vé. Trong khi cả giải đấu 51 trận chỉ có 2,4 triệu vé.
Những người không mua được vé trực tiếp có thể lên các thị trường thứ cấp để mua lại vé từ người có vé bán. Nền tảng Viagogo mạnh nhất trong thị trường này. Theo dữ liệu từ Viagogo thì người Mỹ mua vé mạnh nhất, chiếm 27% tổng doanh thu bán lại vé, với mỗi vé trung bình có giá 361 USD. Xếp thứ hai là Đức, tiếp theo là Canada, Hà Lan, Grudia.
Thật ngạc nhiên với 3 cái tên Mỹ, Canada, Grudia. Người Mỹ không có truyền thống "máu" bóng đá. Họ lại ở xa nước Đức, cách hẳn một Đại Tây Dương. Vào cùng thời điểm Euro 2024, ngay trên đất Mỹ có giải Copa America nữa.
Cũng trên Viagogo, vé được yêu cầu mua nhiều nhất là: 1/ Trận chung kết; 2/ Trận khai mạc Đức – Scotland, 3/ Trận Thổ Nhĩ Kỳ – Bồ Đào Nha… Thật bất ngờ là trận Thổ Nhĩ Kỳ – Bồ Đào Nha lại thuộc hàng "hot" nhất, có lẽ do có khoảng 3 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang sống tại Đức.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.