Đây là động thái mới nhất từ giới chức Nhật Bản sau những gian lận thử nghiệm ô tô bị phanh phui hồi tháng 12/2023.
Theo ông Tetsuo Saito, Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, bộ của ông đã thực hiện các thủ tục thu hồi và hủy bỏ chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường cho 3 mẫu xe là Gran Max (thương hiệu riêng của Daihatsu), TownAce của Toyota và Bongo của Mazda.
Vì vậy, Daihatsu sẽ bị cấm sản xuất 3 mẫu xe này cho đến khi được cấp chứng nhận trở lại; nhưng chưa biết khi nào sẽ được như vậy.
Tại thị trường Việt Nam, 3 mẫu này không được phân phối. Các mẫu xe Toyota do Daihatsu sản xuất gồm Wigo, Rush, Avanza, Veloz, Raize, Yaris Cross… Do bê bối gian lận thử nghiệm an toàn nói trên, Toyota phải tạm dừng giao xe Avanza Premio số sàn tại Việt Nam.
Ngoài Toyota và Mazda, Subaru cũng là một công ty xe hơi Nhật Bản khác bị ảnh huuởng bởi bê bối gian lận an toàn nói trên vì nằm trong trong danh sách các công ty được Daihatsu cung cấp linh kiện, phụ tùng. Tại Việt Nam, Subaru không có nhà máy sản xuất nhưng một số mẫu xe Mazda được làm tại nhà máy Thaco Mazda tại Khu công nghiệp Thaco Chu Lai tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Trước khi việc hủy bỏ giấy chứng nhận an toàn chất lượng xe do Daihatsu sản xuất được công bố chính thức, Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản sẽ tổ chức buổi điều trần với Daihatsu vào ngày 23/1/2024, theo báo Nikkei Asia của Nhật.
Bộ này dự kiến sẽ ban hành quy định quản lý siết chặt theo Đạo luật quản lý phương tiện vận tải đường bộ, yêu cầu Daihatsu cải tổ lại một cách mạnh mẽ cơ cấu tổ chức của mình, theo Nikkei Asia.
Tháng 5/2023, một hội đồng độc lập bắt đầu điều tra Daihatsu sau khi công ty này thừa nhận đã gian lận trong bài kiểm tra an toàn của 6 mẫu xe. Theo điều tra, có thêm 174 trường hợp gian lận trong kết quả kiểm tra cuối cùng.
Tổng cộng, 64 mẫu xe và 3 mẫu động cơ bị ảnh hưởng, bao gồm cả những mẫu ô tô vẫn đang được phát triển hoặc đã ngừng sản xuất. Trong đó bao gồm 22 mẫu xe và 1 mẫu động cơ mang thương hiệu Toyota. Daihatsu Motor có thể phải chịu thiệt hại hơn 100 tỷ yên (tương đương gần 17.000 tỷ đồng) do vụ scandal gian lận an toàn, bao gồm khoản chi phí đến từ việc đóng cửa nhà máy và bồi thường cho các nhà cung cấp.
Từ ngày 20/12/2023, Daihatsu thông báo dừng hoạt động toàn bộ các dây chuyền sản xuất ô tô tại Nhật Bản vô thời hạn dù cho các lô hàng mới đã lại được giao ở Indonesia và Malaysia. Toyota cũng thông báo dừng phân phối toàn bộ xe do Daihatsu sản xuất tại Nhật Bản và các nước.
Sau đó, Daihatsu hứa sẽ bồi thường cho 423 công ty được Daihatsu trực tiếp phân phối xe hoặc cung cấp linh kiện và phụ tùng.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.