Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1019/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Chiến lược nêu: VNPT trở thành tập đoàn công nghệ lấy hạ tầng số, công nghệ số và dịch vụ số làm chủ đạo, sở hữu và khai thác nền tảng, hạ tầng trụ cột của hạ tầng số quốc gia, là nhà sáng tạo tiên phong nghiên cứu làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, dựa trên thế mạnh về các nền tảng số, công nghệ lõi và an toàn an ninh mạng.
VNPT phát triển các nền tảng cung cấp các công nghệ số lõi (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain, an ninh mạng...) như một dịch vụ thiết yếu, đóng vai trò là hạ tầng mềm quan trọng cung cấp các sản phẩm dịch vụ.
Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong triển khai mạng truy nhập Internet băng rộng. Nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng các công nghệ mạng mở (open network), Native Cloud/Egde Cloud, Network Automation/ Network Autonomous, các công nghệ truy cập mạng vô tuyến...
VNPT phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông 5G trên cơ sở tận dụng mạng viễn thông di động 4G, tăng cường chia sẻ hạ tầng viễn thông với các doanh nghiệp viễn thông khác. Tiên phong nghiên cứu công nghệ 6G góp phần để Việt Nam có thể là một trong các quốc gia sớm triển khai công nghệ 6G trên thế giới.
Cung cấp các giải pháp, các sản phẩm dịch vụ số dựa trên nền tảng đám mây thông minh, ứng dụng tích hợp và các công nghệ hiện đại AI, Big data, Blockchain, AR/VR/MR/XR...
Mục tiêu đến năm 2025, VNPT phát triển trở thành tập đoàn kinh tế chủ lực quốc gia; chuyển đổi thành công từ doanh nghiệp viễn thông truyền thống sang doanh nghiệp công nghệ, làm chủ một số nền tảng quan trọng dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.
Đến năm 2030, VNPT trở thành doanh nghiệp công nghệ số thông minh, năng động, hiệu quả, có vai trò quan trọng trong bản đồ số quốc gia của Việt Nam, đồng thời thâm nhập thành công thị trường khu vực, quốc tế.
Đến năm 2035, VNPT là nền tảng của mọi khách hàng, sở hữu hệ sinh thái của mọi sản phẩm dịch vụ; là nhà cung cấp mạng truyền dẫn chất lượng kết nối cao, thông minh, tin cậy đồng bộ với các nền tảng số hàng đầu của Việt Nam và khu vực.
Nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm giai đoạn đến năm 2025 của VNPT là nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào các hoạt động sản xuất kinh doanh; phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT), đóng góp tích cực và quan trọng vào chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ theo các lĩnh vực phát triển cơ bản sau: Hạ tầng số; Chính phủ số; kinh tế số; xã hội số.
Trong đó, về hạ tầng số phấn đấu đến năm 2025, mạng băng rộng cố định FTTx đạt 10 triệu thuê bao, cung cấp tốc độ trung bình 200Mb/s cho người dùng, tốc độ trung bình 1Gb/s cho tổ chức, doanh nghiệp; vùng phủ 4G/5G sẽ đạt 98% dân cư, tốc độ tải xuống trung bình 40Mb/s đối với mạng 4G, 100 Mb/s đối với mạng 5G.
Phát triển hệ sinh thái dịch vụ điện toán đám mây của VNPT trở thành thương hiệu mạnh cho các dịch vụ điện toán đám mây trong nước và khu vực, đến năm 2025 là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu cho khối Chính phủ/chính quyền; trở thành nhà cung cấp đa nền tảng hàng đầu Việt Nam...
Về Chính phủ số, VNPT khẳng định uy tín và vị thế bằng việc tham gia thúc đẩy, hỗ trợ Chính phủ, bộ ngành địa phương phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số và nền kinh tế số. Triển khai chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh toàn diện cho các địa phương trong cả nước.
Triển khai hệ sinh thái dịch vụ chính quyền số đáp ứng nhu cầu Chính phủ số 4 cấp từ trung ương tới địa phương tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.