Thứ hai, 03/06/2024

Tấm bia lưu lạc

04/08/2023 7:00 PM (GMT+7)

Tấm bia này nằm trong Lăng Hoàng gia, là nơi thờ tự và lăng mộ của dòng họ Phạm Đăng, trong đó có lăng mộ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng là thân sinh Hoàng Thái hậu Từ Dũ, ông ngoại Vua Tự Đức.

Tấm bia lưu lạc - Ảnh 1.

Di tích Lăng Hoàng gia xây dựng từ năm 1826, trên diện tích rộng hơn 3.000 mét vuông ở Giồng Sơn Quy, ấp Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công. Đây là công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách cung đình Huế, uy nghi giữa một vùng cây trái đồng bằng. Đây cũng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia nên hàng ngày luôn có nhiều du khách.

Trong khu vực Lăng Hoàng gia, phía sau Đền thờ là khu Lăng mộ. Vào khu này, du khách dễ thấy Nhà bia bên trái, bên trong có  tấm bia đá trắng Quảng Nam, cao quá đầu người. Tấm bia này có một thời gian lưu lạc rất kỳ lạ.

Tấm bia lưu lạc - Ảnh 2.

Tuy tấm bia đã mòn theo thời gian, nhưng vẫn còn rõ cây thánh giá và dòng chữ: "Đây là nơi an nghỉ của Barbe - Đại úy Thủy quân Lục chiến tử trận trong cuộc phục kích ngày 7-2-1860" khắc bằng tiếng Pháp. Nhìn sâu bên trong nữa là một bài văn bia chi chít bằng chữ Nho.

Hỏi ra mới biết: năm Tự Đức thứ 10 (1857), nhằm ca ngợi công đức của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, Vua Tự Đức cho tạc văn bia và chuyển bia đá bằng thuyền từ Huế về Gò Công, nhưng bia đá đã mất tích một cách bí hiểm. Đến năm 1899, khi trùng tu Lăng mộ Hoàng gia, Vua Thành Thái mới ngự ban tấm bia khác bằng đá hoa cương, được đặt bên phải Lăng mộ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng từ phía ngoài nhìn vào. Văn bia cũng giống như văn bia của Vua Tự Đức hơn 40 năm trước.

Tấm bia lưu lạc - Ảnh 3.

Nói về tấm bia lưu lạc, tình cờ người ta nhìn thấy nó bị bỏ chỏng chơ trong khu đất nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi vừa giải tỏa để xây dựng công viên Lê Văn Tám (quận 1 - TP.HCM- khoảng 1983 đến 1986). Người ta phát hiện hàng chữ Nho sau hàng chữ Pháp, và các nhà nghiên cứu khẳng định đây là văn bia Vua Tự Đức đã  ban tặng cho Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng.

Vì sao tấm bia lưu lạc? Vì  năm 1858, quân Pháp chiếm đóng các tỉnh Nam Kỳ và Gia Định. Vì vậy, khi thuyền chở bia đá từ kinh thành Huế về Gò Công, ngang qua Ô Cấp ( Vũng Tàu), viên Đại úy Thủy quân lục chiến Barbe là người chỉ huy, đã chặn đường cướp tấm bia mang về đồn.

Tấm bia lưu lạc - Ảnh 4.

Cùng thời gian này, Trương Định được nhân dân Nam bộ suy tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, thống lĩnh nghĩa quân chống Pháp, hoạt động ở Đám lá tối trời vùng Gia Thuận - Gò Công. Chính Trương Định đã tác động cô Thị Ba, có mỹ danh là Nàng Hai Bến Nghé, dùng mỹ nhân kế để tiêu diệt tên sĩ quan Barbe này. Bằng chứng là trong tác phẩm Scenes de la vie Annamite ( NXB P.Ollendorff Paris 1884) của 2 tác giả Le Vardier và De Maubryan có kể lại chuyện viên đại úy Bacbe bị cô gái Bến Nghé, người đã theo nghĩa quân Trương Định, dụ dỗ từ đồn chùa Khải Tường đến đồn chùa Ô Ma vào đêm 7.2.1860. Dọc đường đi đến điểm hẹn với người đẹp, Bacbe đã bị nghĩa quân Trương Định phục kích bất ngờ giết chết. Người Pháp đã lấy tấm bia này làm bia mộ cho ông.

Như vậy, sau 140 năm lưu lạc, đến năm 1998,  tấm bia đã được đưa về đúng vị trí của nó, trang trọng trong khu Lăng mộ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng ở đất Gò Công.

Thế mới biết, tham của người làm gì, có giữ được đâu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?

Viettel sở hữu gì để vào nhóm đầu ngành viễn thông thế giới?

Mạng Metfone của Viettel liên tục khẳng định vị trí top đầu thị trường Campuchia trong nhiều năm. Ngoài ra, Viettel giành được ví trí thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới trong Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu 2024 của Brand Finance từ Anh quốc.

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.