Bản Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050, đã được HĐND thành phố thông qua vào tháng 3 vừa qua. Theo đó, Quy hoạch Thủ đô xác định khu vực phía Nam sẽ trở thành một cực phát triển quan trọng của Thủ đô.
Cụ thể, khu vực đô thị phía Nam Thủ đô, gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức: Trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh hiện đại; là trung tâm đầu mối logistics lớn của vùng Thủ đô kết nối khu vực phía Nam.
Cùng với đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 cũng xác định tương lai sẽ nghiên cứu thành lập thêm thành phố phía Nam. Như vậy, sau giai đoạn 2023 Hà Nội sẽ hình thành thành phố ở phía Nam để xứng tầm với sân bay thứ hai dự kiến được xây dựng tại hai huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa, đạt quy mô khoảng 50 triệu hành khách mỗi năm.
Trong số các quận, huyện ở khu Nam, Thường Tín có lợi thế là "thủ phủ" công nghiệp của Hà Nội vì vậy được đánh giá có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh khu Nam đang được đầu tư mạnh mẽ hạ tầng từ sân bay, cao tốc, quy hoạch thành phố phía Nam cho đến nâng cấp 2 huyện Thanh Trì, Thường Tín lên quận thì Thường Tín lại càng có nhiều đà bứt phá.
Tuy nhiên, những năm qua Thường Tín dường như chưa phát triển đúng mức khi chỉ tập trung phát triển theo các cụm công nghiệp nhỏ lẻ, hộ gia đình phát triển, chưa kéo được những "đại bàng" lớn về đây đầu tư. Chính vì thế, giá bất động sản cũng đang ở mức thấp và dường như đang đứng ngoài những cơn sốt đất gần đây.
Dự báo về xu hướng phát triển của Thường Tín, giới đầu tư cho biết từ năm 2024 trở đi, Thường Tín sẽ là một trong các thị trường bất động sản với khả năng tăng trưởng cao. Đặc biệt, phân khúc bất động sản thấp tầng đang ở mặt bằng giá thấp sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ.
"Xét toàn thị trường, Thường Tín đang là vùng hiếm của Hà Nội khi vẫn còn nguồn cung căn hộ với mức giá ở mức 27 triệu đồng/m2 và giá bất động sản thấp tầng chỉ ở mức khoảng từ 100 triệu đồng/m2. Mức giá thấp cho thấy sự chưa hấp dẫn của bất động sản Thường Tín trong quá khứ. Tuy nhiên, trong tương lai chúng ta thấy sẽ có sự thay đổi rõ rệt, mặt bằng giá sẽ gia tăng khi hạ tầng được đầu tư đúng như kế hoạch", anh Vỹ, nhà đầu tư kỳ cựu tại thị trường Hà Nội cho biết.
Cũng theo nhà đầu tư này, khi hạ tầng được xây dựng đồng bộ, chúng ta có thể sẽ thấy câu chuyện tăng giá bất động sản đã từng xảy ra ở khu Đông Hà Nội trong suốt 5 năm qua sẽ tái diễn tại khu Nam Hà Nội trong 5-10 năm tới. Giá bất động sản sẽ tăng trưởng theo tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của hạ tầng, giao thông.
Quan sát thực tế cho thấy, những tháng đầu năm 2024 trong khi khu Đông và khu Tây sốt giá, giá bất động sản tại Thường Tín vẫn được xem ở mức thấp. Điển hình như mới đây dự án mới nhất tại Thường Tín là Him Lam Thường Tín cũng chỉ neo ở ngưỡng trên 100 triệu đồng/m2 đối với phân khúc nhà thấp tầng, shophouse. Giá bất động sản quanh khu vực trung tâm Thường Tín vẫn tăng khá chậm dù cơn sốt nóng bất động sản Hà Nội đã khiến các khu vực khác tăng từ 20-30% trong vài tháng trở lại đây.
Đánh giá về tương lai khu Nam Hà Nội, bà Lê Thị Bích Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Trường Sơn (Trường Sơn Land) cho biết quy hoạch phía Nam là một cực phát triển quan trọng của Thủ Đô đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản Thường Tín, đây cũng là lực đẩy quan trọng để khu vực này phát triển trong 3-4 năm tới.
"Đặc biệt, giá nhà đất tại Thường Tín sẽ có cơ hội bứt phá, tương tự câu chuyện tăng giá tại các thị trường bất động sản khi chuẩn bị lên quận như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức vài năm trở lại đây. Rõ ràng tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản Thường Tín trong tương lai rất rõ ràng", bà Ngọc khẳng định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn đã về Thường Tín đón đầu cơ hội phát triển, kéo theo đó một số dự án cũng đã bắt đầu ra mắt thị trường đón nhà đầu tư. Đây cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư biết đón đầu những vùng đất mới, đầy tiềm năng ở thời điểm giá tốt, mua được sản phẩm tốt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền, lựa chọn các dự án có tiềm năng phát triển và uy tín của chủ đầu tư.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.