Mạng 6G là mạng di động thế hệ thứ sáu, tiếp bước thế hệ trước đó là 5G. Tốc độ chính là yếu tố quan trọng nhất cần phải được cải thiện sau mỗi thế hệ mạng di động, và 6G cũng không ngoại lệ. Mạng di động thế hệ thứ 6 sẽ sử dụng thiết bị vô tuyến tiên tiến hơn, có lượng sóng lớn hơn và đa dạng hơn so với 5G.
Về mức độ phủ sóng, 6G sẽ có độ phủ rộng hơn so với 5G. Công nghệ vệ tinh 6G và các bề mặt thông minh có khả năng phản xạ tín hiệu điện từ sẽ mang lại độ trễ thấp, kết nối nhanh chóng đến những địa điểm xa xôi, khó tiếp cận được với các mạng di động thông thường.
Mạng 6G không chỉ làm cho AI trở nên thông minh hơn, mà còn đẩy mạnh tốc độ xử lý dữ liệu lên mức gần bằng não người. Mạng 6G cũng tiêu thụ ít năng lượng hơn so với thế hệ trước, điều này không chỉ quan trọng đối với môi trường mà còn đối với sự bền vững của ngành công nghệ mạng di động.
Trên thế giới, đang có hàng loạt dự án nghiên cứu và phát triển mạng 6G. Một trong những dự án "khủng" nhất có thể kể đến đó là "6Genesis" trị giá 251 triệu Euro ở Oulu, Bắc Phần Lan.
Tuy nhiên, Trung Quốc mới đang cho thấy tham vọng lớn nhất với mạng 6G. Quốc gia này bắt đầu nghiên cứu 6G từ năm 2018 và đã phóng vệ tinh thử nghiệm 6G đầu tiên lên quỹ đạo hồi tháng 11/2020. Nước này dự kiến sẽ đưa mạng 6G ra công chúng vào năm 2029.
Ngoài hậu thuẫn từ chính phủ, Trung Quốc còn có sự phục vụ của các “gã khổng lồ” viễn thông như Huawei và ZTE, đóng vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng và sản xuất thiết bị cho các công nghệ không dây tiên tiến.
Mỹ cũng đang tích cực đổi mới công nghệ với việc nghiên cứu 6G. Các công ty công nghệ lớn cùng các trường đại học danh tiếng đã khởi động nỗ lực R&D liên quan đến công nghệ này. Các nhà mạng như AT&T, Verizon và Next G Alliance đều bắt tay vào cuộc đua này.
Ở châu Á, ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc là cái tên đáng gờm trong cuộc đua 6G, và nên nhớ chính quốc gia này từng là một trong những nước triển khai 5G sớm nhất thế giới. Các tập đoàn công nghệ lớn của họ như Samsung và LG đã bắt tay vào công nghệ mới. Trong khi Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD trong 10 năm tiếp theo cho nghiên cứu và phát triển 6G.
Giống như Hàn Quốc, Nhật Bản đã nghiên cứu 6G năm 2020, và đặt ra mục tiêu triển khai 6G vào năm 2030. Vào tháng 5/2024, 4 công ty Docomo, NTT, NEC và Fujitsu đã cùng nhau tạo ra nguyên mẫu thiết bị 6G đầu tiên, được cho là nhanh hơn 500 lần so với thiết bị 5G và có thể truyền dữ liệu trong khoảng cách hơn 100m.
Liên minh châu Âu cũng tăng cường thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới sáng tạo 6G với vai trò dẫn dắt của Nokia.
Ngay từ đầu năm 2022, Ban chỉ đạo 6G cũng đã được thành lập, Trưởng ban chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Và Việt Nam là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới có ban chỉ đạo này.
Tới tháng 8 năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thành lập Nhóm phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm. Nhóm còn có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng 3 doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT và MobiFone.
Bên cạnh việc nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thúc đẩy phát triển thiết bị; đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm; nghiên cứu, rà soát và đề xuất các quy định về quản lý thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm để thúc đẩy triển khai 6G; nhóm cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế điển hình về định hướng chiến lược phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm, đề xuất cho Việt Nam.
Nhóm cũng sẽ theo dõi, tổng hợp tình hình nghiên cứu phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm trên thế giới như loại thiết bị, băng tần hỗ trợ, giá, tình hình chuẩn hóa… để xây dựng báo cáo chuyên đề. Tham dự các hội nghị, các hội thảo quốc tế và trong nước liên quan đến phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm; tham gia hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển công nghệ thiết bị 6G...
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam nói với PV Dân Việt: "6G là một chuẩn kết nối tiếp bước thế hệ mạng 5G. Mạng 6G khi ra mắt sẽ tạo sự bùng nổ và mang lại một loại hình Internet hoàn toàn mới giúp con người chạm tay gần hơn vào thế giới ảo. Mạng 6G hướng đến tốc độ nhanh gấp vài trăm đến vài nghìn lần 5G.
Việc khởi động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới 6G ở thời điểm này là cần thiết đối với một Việt Nam khát khao trở thành cường quốc số".
Trong khi đó, chia sẻ về việc quyết tâm tham gia phát triển công nghệ 6G, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Cơ hội đến với tất cả các quốc gia, nhưng quốc gia nào nắm bắt được sẽ thành công. Chúng ta sớm đặt những viên gạch này, nhưng 10 năm nữa hy vọng mới thành công. Còn nếu không có những viên gạch này, thì 10 năm nữa chúng ta sẽ không có gì. Nếu chúng ta nghiên cứu và sản xuất được thiết bị 6G, sẽ tạo ra ngành công nghiệp mới cho đất nước”.
Hiện đã có các trường đại học và viện nghiên cứu bắt tay nghiên cứu về 6G. Đại diện Viettel cho hay, doanh nghiệp này đã bắt tay nghiên cứu sản xuất thiết bị 6G và tham gia các bằng sáng chế về 6G. Phía VNPT sẽ tập trung vào nghiên cứu hệ sinh thái 6G.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.