Thứ hai, 04/11/2024

Thị trường làm đẹp, mỹ phẩm Việt Nam hấp dẫn thương hiệu quốc tế

29/07/2023 8:00 AM (GMT+7)

Doanh thu của ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân ở Việt Nam dự kiến đạt 2,36 tỷ USD vào năm 2023, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 3,32% giai đoạn 2023 - 2027.

Tại chuỗi hội thảo chuyên ngành làm đẹp, mỹ phẩm thuộc triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2023 đang diễn ra ở Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đánh giá thị trường ngành làm đẹp Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, trở thành phân ngành phát triển nhanh nhất trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Đồng thời, tiêu chuẩn trong ngành này ngày càng nâng cao, đòi hỏi doanh nghiệp mỹ phẩm cần đổi mới sáng tạo để không bị bỏ lại trên thị trường.

Thị trường làm đẹp, mỹ phẩm Việt Nam hấp dẫn thương hiệu quốc tế - Ảnh 1.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), doanh thu của ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân Việt Nam dự kiến đạt 2,36 tỷ USD vào năm 2023, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 3,32% giai đoạn 2023 - 2027. Trong số đó, doanh thu của ngành này sẽ được thúc đẩy bởi các kênh trực tuyến, nhất là mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.

Một số xu hướng chính trong ngành làm đẹp tại Việt Nam phải kể đến sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng như ngày càng yêu thích sản phẩm hữu cơ tự nhiên, lối sống lành mạnh... cho đến việc ưa chuộng sản phẩm, công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.

Mặt khác, kênh thương mại điện tử chiếm ưu thế, sự trỗi dậy của xu hướng làm đẹp từ Hàn Quốc (K-beauty) và Nhật Bản (J-Beauty), cùng việc gia tăng mối quan tâm dành cho sản phẩm chăm sóc cá nhân cho nam giới đang làm chuyển dịch bối cảnh ngành làm đẹp tại Việt Nam.

Cụ thể, thế hệ trẻ là một trong những phân khúc khách hàng quan tâm đến xu hướng thời trang, làm đẹp và sẵn sàng chi tiêu cho những thứ đắt tiền. Do đó, sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm chất lượng có lợi thế chinh phục người tiêu dùng trong thời gian tới.

Với công nghệ làm đẹp và số hóa hiện nay cho phép người tiêu dùng thuận lợi sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động và nền tảng trực tuyến hơn để nghiên cứu, mua sắm và đánh giá sản phẩm làm đẹp trên thị trường toàn cầu, chứ không dừng lại ở thị trường nội địa. Người tiêu dùng Việt Nam còn cho thấy, ngày càng kén chọn và thông thái hơn trong việc làm đẹp; sử dụng mỹ phẩm tự nhiên, được cá nhân hóa và đang tìm kiếm công nghệ cao.

Việt Nam được doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá là điểm đến hấp dẫn của thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài và điều này thể hiện qua tỷ lệ 93% sản phẩm chăm sóc cá nhân được nhập khẩu. Trong số đó, Hàn Quốc là quốc gia xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam lớn nhất, tiếp theo là các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Singapore, Trung Quốc... Trong khi đó, những thương hiệu nội địa chỉ tập trung vào phân khúc bình dân, cạnh tranh chủ yếu về giá cả.

Theo bà Claudia Bonfiglioli, Tổng giám đốc chuỗi triển lãm ngành làm đẹp Công ty Informa Markets, sự xuất hiện của hàng loạt chuỗi bán lẻ quốc tế tại Việt Nam đã giúp mỹ phẩm nhập khẩu tiếp cận rộng hơn tới đối tượng khách hàng có thu nhập tầm trung và giàu có ở Việt Nam. Đồng thời, nhận thấy tiềm năng rộng mở của thị trường Việt Nam, không ít công ty mỹ phẩm cao cấp nước ngoài cũng mở rộng mạng lưới đại lý, hệ thống nhà phân phối và văn phòng đại diện tại Việt Nam, lựa chọn Việt Nam làm điểm sáng mới để phát triển.

Bên cạnh đó, thông qua một số Hiệp định thương mại tự do, thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận gần hơn với thị trường Việt Nam. Điển hình, thuế suất thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ưu đãi hiện hành của mỹ phẩm dao động từ 10%-27%.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) cho rằng, kết nối với cộng  đồng ngành công nghiệp làm đẹp trong nước và toàn cầu sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành làm đẹp và khách hàng tại Việt Nam ngày càng tiếp nhận nhiều thương hiệu mới, ý  tưởng mới của ngành trong nước và quốc tế. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp tại Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm.

TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hyundai ra mắt ôtô điện chạy pin nhiên liệu hydro Initium

Hyundai ra mắt ôtô điện chạy pin nhiên liệu hydro Initium

Hyundai Initium Concept chính là bước tiến tiếp theo của ông lớn sản xuất ôtô Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghệ xe điện chạy hydro.

iMac với siêu chip M4 của Apple vừa trình làng khiến người dùng mê mệt

iMac với siêu chip M4 của Apple vừa trình làng khiến người dùng mê mệt

Apple vừa chính thức trình làng iMac thế hệ mới, trong đó được nâng cấp sức mạnh với chip M4, mang đến hiệu năng vượt trội hơn.

Du lịch TP.HCM thu hơn 16.251 tỷ đồng trong tháng 10

Du lịch TP.HCM thu hơn 16.251 tỷ đồng trong tháng 10

Theo Sở Du lịch TP.HCM, tổng thu du lịch tháng 10/2024 trên địa bàn thành phố ước đạt 16.251 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân thu tiền tỷ

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân thu tiền tỷ

Ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vào sản xuất, nông dân ở Long An đạt lợi nhuận tăng lên từ 0,8-1,7 tỉ đồng/ha/năm.

Doanh thu hơn 85.466 tỷ sau 9 tháng, Vietnam Airlines vẫn lỗ lũy kế 35.255 tỷ đồng

Doanh thu hơn 85.466 tỷ sau 9 tháng, Vietnam Airlines vẫn lỗ lũy kế 35.255 tỷ đồng

Tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024. Theo đó, họ đạt tổng doanh thu hơn 85.466 tỷ đồng sau 9 tháng. Tuy nhiên, hãng hàng không này vẫn còn lỗ lũy kế 35.255 tỷ đồng.

9 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

9 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

EU áp thuể bổ sung với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, điều tra nền tảng thương mại điện tử Temu, giá vàng thế giới liên tục phá đỉnh... là một số sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.