Thứ sáu, 22/11/2024

Thị trường nhà đất rục rịch sôi động trở lại: Đừng thấy lãi ngân hàng thấp mà đánh liều

22/09/2021 1:00 PM (GMT+7)

Thị trường bất động sản đang rục rịch sôi động trở lại khi việc giãn cách xã hội dần nới lỏng, kéo theo đó, các nhà đầu tư cũng gia tăng vay vốn để mua nhà đất. Nhưng, vốn vay lãi suất thấp từ ngân hàng được ví như "con dao hai lưỡi".

Vay mua nhà đất với lãi suất thấp

Bên cạnh dự báo về giá bất động sản tăng, nhiều chuyên gia cho rằng, thời điểm cuối năm, các ngân hàng thường đẩy mạnh dịch vụ giải ngân cho vay vốn. Theo đó, các nhà đầu tư, hộ gia đình đều có cơ hội vay tiền tiền mua nhà, kể cả vay tiền thuê hay mua đất.

Theo khảo sát của phóng viên, trong tháng 9 tại nhiều ngân hàng trong nước, lãi suất vay mua nhà nhìn chung vẫn khá thấp. Phạm vi lãi suất cho vay tại các ngân hàng đang dao động từ 5 - 8,3%/năm.

Có thể thấy mức lãi suất vay mua nhà thấp nhất đang được triển khai là 5%/năm được áp dụng trong 6 tháng đầu tại ngân hàng PVcomBank. Từ tháng thứ 7 trở đi, ngân hàng này áp dụng lãi suất ở mức 12%/năm. Thời gian tối đa khách hàng có thể đăng ký vay là 20 năm với số tiền lên đến 85% giá trị tài sản đảm bảo.

Rục rịch nhà đất sôi động trở lại: Đừng thấy lãi ngân hàng thấp mà đánh liều - Ảnh 1.

Hai ngân hàng TPBank và VPBank đang cùng đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng với mức lãi cho vay từ 5,9%/năm. Khách hàng của TPBank có thể vay ngân hàng tới 90% giá trị tài sản cùng thời gian cho vay kéo dài đến 30 năm.

Tại VPBank, khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 gói cho vay ưu đãi là 5,9%/năm trong 3 tháng đầu, 8,1%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 24 tháng đầu. Tỷ lệ cho vay tối đa tại VPBank là 75%/năm và thời gian vay là 25 năm.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham khảo lãi suất vay mua nhà tại các ngân hàng khác như: Woori Bank (6,1%/năm), Shinhan Bank (6,2%/năm), BIDV (6,2%/năm), HSBC (6,2%/năm).

Chị Quỳnh cũng chia sẻ thêm, Hà Nội hiện tại đã nới lỏng giãn cách, vợ chồng chị đã có thể đi làm lại bình thường sau hơn 2 tháng nghỉ nhận lương bảo hiểm xã hội. Chị mong rằng, thu nhập của hai vợ chồng trở lại như trước để gánh nặng nợ nần giảm bớt.

Chia sẻ với phóng viên, anh Ngô Tuấn Anh, nhân viên sàn giao dịch Việt Land cho hay: "Cùng với lãi suất ngân hàng thấp thì nhu cầu thanh lý nhà đất vào cuối năm để đáo hạn, trả nợ hay đổi nhà mới cũng là cơ hội để người mua có thể vay gom hàng vào lúc này.

Cũng có rất nhiều môi giới và nhà đầu tư dùng đòn bẩy vốn ngân hàng để đầu tư kinh doanh bất động sản hoặc "lướt sóng". Đương nhiên với hoạt động "lướt sóng" thì vận may luôn đi kèm với rủi ro".

Bán tháo vì nợ ngân hàng

Còn theo chia sẻ của vợ chồng chị Tú Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), năm 2019, vợ chồng chị gom góp được hơn 500 triệu đồng và mượn của người thân thêm 500 triệu đồng nữa để mua một nền đất ở Bắc Ninh. Chỉ sau vài tháng, vợ chồng chị sang tên lại mảnh đất và lãi được 250 triệu đồng. Thấy kiếm tiền quá dễ, đầu năm 2020, chị tiếp tục gom góp và dùng sổ đỏ vay ngân hàng để tiếp tục lướt sóng theo đất.

Lần này "chơi lớn", vợ chồng chị đầu tư hẳn 2 lô đất hơn 3 tỷ đồng. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường đi xuống khiến giá trị mảnh đất sụt giảm. Chị Tú Anh đã chủ động bán cắt lỗ nhưng không được, trong khi hàng tháng lãi suất ngân hàng là 12%.

Anh Ngô Tuấn Anh chia sẻ thêm, có rất nhiều khách hàng như chị Tú Anh đang phải gánh nợ từ ngân hàng do trước đó vay lãi suất thấp để lướt sóng bất động sản. Nhiều chủ nhà đất đã nhờ anh tìm khách để bán các lô đất, căn hộ có giá trị cả tỷ đồng nhưng do dãn cách kéo dài 2 – 3 tháng nay, việc tìm khách không hề dễ dàng.

Bằng kinh nghiệm của mình, anh Tuấn Anh cho hay: "Người mua nhà đất cần hết sức tỉnh táo khi vay nợ ngân hàng. Đặc biệt, với các mức lãi suất thì ngoài năm đầu tiên lãi suất thấp thì cần quan tâm những năm sau biên độ lãi suất có cố định không hay thả nổi theo thị trường lãi suất".


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.