Bộ Giao thông Vận tải thống nhất việc nghiên cứu các phương án triển khai để lựa chọn phương án tối ưu và kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy tiến độ dự án.
Cụ thể, về phương án triển khai và tổ chức thực hiện, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết phương án triển khai đề xuất là ghép 5 dự án thành phần qua 5 địa phương thành 1 dự án tổng thể để trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư có khác với phương án triển khai đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại văn bản số 1263/TTg-CN ngày 29/9/2021.
Do đó, đơn vị này kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan bổ sung thêm thông tin rõ hơn về ưu điểm, tính khả thi triển khai thực hiện dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Với phương án triển khai ghép chung thành một dự án tổng thể, Bộ Giao thông Vận tải nhận thấy việc giao UBND TP.Hồ Chí Minh chủ trì hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án là phù hợp, tương tự nhiệm vụ là cơ quan đầu mối tổng hợp việc triển khai thực hiện các dự án thành phần, tương tự khi tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án đầu tư đường Vành đai 4 thành phố Hà Nội, Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh.
Về tiến độ trình chủ trương đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất cần đẩy nhanh tiến độ dự án với mục tiêu trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ họp tháng 10/2024, đề nghị thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An cần phải tập trung tối đa nguồn lực để triển khai mới có thể đáp ứng tiến độ này.
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan rà soát, xây dựng lại kế hoạch triển khai, trong đó cần tham khảo thêm tiến độ thực tế triển khai các dự án trong thời gian vừa qua và thời gian thực hiện thủ tục thẩm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Đầu tư công để chuẩn xác tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm có tính khả thi và phù hợp thực tế.
Liên quan đến việc bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh đây là dự án có kinh phí đầu tư rất lớn (sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 128.063 tỷ đồng) nên việc kết hợp ngân sách Trung ương cùng ngân sách địa phương để triển khai đầu tư dự án là cần thiết, đặc biệt trong điều kiện ngân sách một số địa phương có dự án đi qua còn có khó khăn.
Bộ Giao thông Vận tải thống nhất kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương tham gia dự án với tỷ lệ phù hợp và khả năng cân đối nguồn lực, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đăng ký báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2024.
4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.