Liên quan đến việc tính nghĩa vụ tài chính cho các hồ sơ đất đai trên địa bàn, tối 21/9 vừa qua, UBND TP.HCM thống nhất phương án giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai để giải quyết các hồ sơ nhà đất từ ngày 1/8 cho đến khi ban hành bảng giá đất điều chỉnh.
Cụ thể, theo nội dung Công văn 5635, trong thời gian UBND TP.HCM chưa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020 quy định bảng giá đất theo khoản 1 Điều 257 luật Đất đai năm 2024, thành phố chấp thuận việc sử dụng bảng giá đất được ban hành theo luật Đất đai năm 2013 như đã thực hiện trước ngày 1/8 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 1/8 cho đến khi ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02.
Lãnh đạo thành phố giao Cục Thuế TP.HCM khẩn trương, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện giải quyết các hồ sơ đất đai tồn đọng phát sinh từ ngày 1/8 khi tính thu nghĩa vụ tài chính, thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản và các khoản thu từ đất.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế TP.HCM cung cấp đầy đủ thông tin tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông.
Trước thông tin này, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết rất hoan nghênh UBND TP.HCM đã ban hành văn bản về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trên địa bàn.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, văn bản này sẽ giải quyết được 8.808 hồ sơ mà cá nhân và hộ gia đình đã nộp cho cơ quan thuế trên địa bàn TP.HCM từ 01/08/2024 cho đến nay. Đồng thời, văn bản này cũng sẽ giải quyết các hồ sơ nhà đất của cá nhân và hộ gia đình từ nay cho đến ngày UBND TP.HCM ban hành bảng giá đất mới theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024.
Trước đó, thống kê của Cục Thuế TP.HCM, TP.HCM hiện tồn đọng 8.808 hồ sơ nhà đất tồn đọng phát sinh từ ngày 1/8/2024 cho đến nay trên địa bàn. Bao gồm: 5.448 hồ sơ thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản và 2.737 hồ sơ thuộc các trường hợp không phát sinh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ…) và 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất và 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Cơ quan đã nhiều lần có văn bản, xin hướng dẫn cách giải quyết các hồ sơ để tránh việc tồn đọng, ảnh hưởng quyền lợi người dân.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.