Từ nhu cầu cao về rau sạch, anh Trần Văn Mạnh – Giám đốc HTX rau sạch Củ Chi (huyện Củ Chi) đã chuyển đổi việc trồng rau truyền thống sang mô hình trồng rau thủy canh, ứng dụng công nghệ cao.
Anh Mạnh cho biết, trên cùng diện tích 1.000m2, chi phí trồng rau truyền thống tốn khoảng 30 triệu tiền phân bón, nhân công, và cho thu nhập 50 triệu/tháng.
Khi chuyển sang làm công nghệ cao, chi phí nhân công và phân bón đã giảm đi 1 nửa, còn 15 triệu, nhưng doanh số tăng gấp đôi, lên 60-70 triệu/tháng.
Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng khi vận hành ổn định thì mô hình có rất nhiều ưu điểm. HTX rau sạch Củ Chi chuyển giao kỹ thuật để các thành viên cùng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, cải thiện thu nhập.
Tuy nhiên, để mở rộng mô hình, anh Mạnh cho biết vẫn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là yêu cầu về kỹ thuật vì công nghệ không ngừng cải tiến. Thành viên HTX phải không ngừng cập nhật, cải tiến để tiếp tục hạ giá thành sản phẩm.
Ngay từ những ngày đầu trồng rau thủy cảnh, bản thân anh Mạnh cũng chưa qua lớp đào tạo bài bản nào về nông nghiệp công nghệ cao. Chủ yếu là anh tự mày mò nghiên cứu để rút ra kinh nghiệm.
"Hiện tại, HTX đang bán cho siêu thị nhưng số lượng chưa đủ cung cấp. HTX muốn có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kinh tế tập thể có điều kiện mở rộng mô hình", anh Mạnh nói.
Việc việc xây dựng kết cấu hạ tầng và nguồn vốn đầu tư có vai trò quan trọng, phục vụ cho ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Đây là 2 vấn đề lớn còn gặp vướng mắc.
Ông Lưu Cẩm Hùng - Giám đốc HTX hoa lan Đa Phước (huyện Bình Chánh) cho biết, nhà đầu tư còn gặp khó trong việc xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp.
"Khó khăn này đã tồn tại nhiều năm. Đây là rào cản khiến việc phát triển những sản phẩm đặc thù của nông nghiệp đô thị TP.HCM như hoa lan còn khó khăn", ông Hùng nói.
Cùng quan điểm, ông Lâm Ngọc Tuấn - Giám đốc HTX Tuấn Ngọc (TP.Thủ Đức) đề nghị TP.HCM cần tìm giải pháp sớm nhất có thể để tháo gỡ khó khăn trong xây dựng công trình phụ trên đất nông nghiệp.
"Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao cần nguồn vốn lớn. Nguồn vốn có hỗ trợ lãi vay cũng là vấn đề các HTX rất quan tâm", ông Tuấn chia sẻ.
Trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số bước đi quan trọng nhằm thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng chuyển đổi số ở các HTX nông nghiệp không đơn giản.
Ông Lâm Ngọc Tuấn kể khi áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh, HTX bị vướng về trình độ cập nhật thông tin của các thành viên không đồng đều.
Ông Tuấn hy vọng TP.HCM sẽ có thêm nhiều lớp đào tạo về ứng dụng số, nhất là đào tạo hướng dẫn các phần mềm quản lý.
Các khóa đào tạo càng chi tiết càng tốt, để giúp nông dân và thành viên HTX nhận thấy tầm quan trọng của ứng dụng số, cũng như thực hành chuyển đổi số thuận tiện hơn.
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1804 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, giai đoạn 2021-2025. Trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ về nhân lực, kết cấu hạ tầng cho HTX nông nghiệp.
Để cụ thể hóa chính sách này, năm 2021, Sở Kế hoạch Đầu tư đã tham mưu UBND TP.HCM xây dựng kế hoạch, phân công cho các sở ngành cùng tham gia, để trình HĐND Thành phố ban hành một số chính sách theo thẩm quyền.
Ngành NNPTNT Thành phố cũng tích cực tham gia xây dựng dự thảo Nghị quyết. Do một số vấn đề còn liên quan đến tính pháp lý, và mức chi, đến nay, chính sách cụ thể của TP.HCM cho HTX vẫn chưa được ban hành.
Tuy nhiên, ông Cấn Sơn Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, ngành nông nghiệp Thành phố không bị động mà đã chủ động tham mưu, đề xuất chính sách khác để góp phần hỗ trợ cho HTX nông nghiệp.
Cụ thể, năm 2023, Sở NNPTNT đã trình UBND Thành phố ban hành Nghị quyết số 14 về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó có đối tượng hỗ trợ HTX.
Theo đó, HTX tham gia liên kết sẽ được hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, mua trang thiết bị hoặc xây dựng nhà nhà xưởng, kho chứa với mức hỗ trợ là 30%, và tối đa không 10 tỷ đồng/dự án.
Các hộ nông dân tham gia vào dự án này của HTX cũng được hỗ trợ về khuyến nông, đào tạo nghề, tập huấn thị trường và tư vấn xây dựng cái dự án liên kết.
Trong lĩnh vực sản xuất giống, HTX cũng được hỗ trợ theo Nghị quyết 55 được HĐND Thành phố ban hành tháng 5/2024. HTX cùng nông dân tham gia sẽ được hỗ trợ theo các lĩnh vực trồng trọt, về chăn nuôi và thủy sản; đặc biệt là được đảm bảo kinh phí 100% khi đầu tư vào giống ngoại nhập, cải thiện giống.
Sở NNPTNT cũng phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư hỗ trợ các HTX khi tham gia vay vốn từ Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố, theo Nghị quyết 09 năm 2023.
HTX được hỗ trợ vay vốn tối đa là 200 tỷ đồng, thời gian vay tối đa không quá 7 năm, và được hỗ trợ lãi suất 100% khi HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Theo ông Trường, thời gian qua, TP.HCM dành sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khu vực kinh tế tập thể phát triển nông nghiệp đô thị trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.
Và khi các chính sách hỗ trợ cụ thể cho HTX chưa kịp ban hành, sự chủ động tham mưu, đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp của ngành nông nghiệp được kỳ vọng giúp cho các HTX tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp cho phát triển kinh tế TP.HCM.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.
Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân đã chỉ ra hiện tượng một số người tham gia đấu giá đất chủ yếu là giới đầu cơ, thao túng bằng cách đẩy giá cao và bán lại ngay để thu lợi, tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.
Đã có những điểm sáng trong phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cần chính sách khuyến khích đồng bộ và đột phá.
Nếu khó tìm mua gạo ST25 Ông Cua chính hiệu, bánh pía đúng chuẩn vị Sóc Trăng và các đặc sản khác của tỉnh này thì đây là cơ hội dành cho người dân tại TP.HCM. Chương trình diễn ra tư nay đến cuối tuần, trong 5 ngày liên tục.
Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.