Trong khoảng 2 năm trở lại đây, hình thức giao dịch chuyển khoản qua mã QR code đang ngày càng lên ngôi ở Việt Nam, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Đến thời điểm hiện tại, thanh toán chuyển khoản ngân hàng qua QR code phổ biến ngay cả ở nông thôn, vùng núi khi ở hầu hết các cửa hàng đều chấp nhận hình thức thanh toán này.
Việc phổ cập hình thức thanh toán mới này đã cho thấy sự thành công của công cuộc chuyển đổi số, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và xuất hiện thêm nhiều hình thức lừa đảo.
"Ngớ người" vì mất tiền do đánh tráo mã QR code ở cửa hàng
Thời gian gần đây, đã có chủ cửa hàng phản ánh hiện tượng bị đánh tráo mã QR code mà không hề hay biết.
"Cứ như bình thường, khách hàng quét mã QR chuyển khoản thành công là xong, vì máy tôi không báo tin nhắn chỉ vào ứng dụng mới hiện giao dịch. Do đó, công việc bận nên cũng không kiểm tra, đến giữa buổi bán hàng mới kiểm tra thì không có bất cứ giao dịch chuyển khoản nào được thực hiện cộng tiền vào mới giật mình", chị Nguyễn Thị Thảo, chủ cửa hàng bán gạo cho biết.
Đây là thủ đoạn mới lừa đảo mới mà các đối tượng sử dụng khi lợi dụng sự thiếu cảnh giác của các chủ cửa hàng, cơ sở kinh doanh để dán đè mã QR code hoặc đánh tráo bảng mã QR code nhằm chiếm đoạt số tiền mà khách hàng chuyển khoản khi giao dịch mua bán.
"Khi tự lấy điện thoại của mình quét lại mã QR trên bảng tôi mới phát hiện số tài khoản đứng tên người khác. Thế là mọi giao dịch từ sáng đều mất hết, biết tên chủ tài khoản nhưng không kiểm tra ở ngân hàng được vì họ không tiết lộ. Quán không lắp camera nên cũng không biết ai là người đánh tráo mã QR trên", chị Thảo chia sẻ.
Các đối tượng vô cùng tinh vi khi đã có thời gian quan sát, chụp ảnh lại mã QR code tại quán để làm một chiếc bảng có mã QR tương tự để thay thế hoặc dán đè lên. Điều này đã khiến các chủ cửa hàng không thể nhận biết bằng mắt thường và chỉ nhận ra khi kiểm tra lại mới biết số tài khoản không phải của mình.
Tình trạng này đã dần phổ biến hơn khi nhiều chủ cửa hàng cũng đang phản ánh tình trạng bị đánh tráo mã QR code, dán đè mà QR code trong thời gian khoảng 2 tháng trở lại đây.
Chuyên gia cảnh báo
Theo tìm hiểu, căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, người vi phạm (đánh tráo, dán đè mã QR code) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến mức phạt tù cao nhất lên đến chung thân.
Bên cạnh đó, nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia, Bộ TT&TT cho biết, ngày càng nhiều kẻ xấu, vì tình hình kinh tế suy thoái, kiếm việc làm khó, các đối tượng lừa đảo ngày càng nhiều, chưa kể các ví điện tử, các tài khoản ngân hàng có thể dễ dàng mua được trên mạng mà không phải để lộ thông tin danh tính
"Mà cách này (đánh tráo mã QR code) thì họ chỉ cần giả làm người mua, hoặc lẻn vào để dán trong lúc đông khách thế là xong chuyện", ông Hiếu nói thêm.
Để hạn chế xảy ra tình trạng trên, ông Hiếu khuyên các chủ cửa hàng, sau khi khách quét mã xong, luôn kiểm chứng lại thông tin số tài khoản và tên chủ tài khoản với chủ cửa hàng.
"Đối với chủ cửa hàng có thể kiểm tra lại camera an ninh để xem dấu hiệu của kẻ lừa đảo, người đã đặt mã QR. Và luôn rà soát những mã QR có liên quan đến việc chuyển tiền ở trong cửa hàng của mình, xem cái nào không phải của mình thì bỏ ngay đi và báo lên cơ quan chức năng sớm nhất", ông Hiếu PC nói.
Như vậy, các chủ cửa hàng hãy tự nâng cao cảnh giác, luôn kiểm tra tên chủ tài khoản trước khi khách hàng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản để tránh những trường hợp mất tiền có thể xảy ra mà không thể tìm thấy đối tượng lừa đảo.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Đường sắt số 1 TP.HCM và Grab Việt Nam, hành khách đặt Grab đi/đến các trạm ga Metro sẽ được áp dụng các mã giảm giá khi di chuyển. Việc này giúp hành khách thêm tiết kiệm và khuyến khích sử dụng Metro.
Theo luật, một doanh nghiệp nợ tiền thuê đất quá thời hạn thì cơ quan chức năng sẽ phong tỏa tài khoản ngân hàng, cưỡng chế tiền thuế. Tiếp sau, biện pháp mạnh hơn nữa được áp dụng là thu hồi đất. Như vậy, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có bị bức tử?
Qua thanh tra tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TP.HCM), lực lượng chức năng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định đơn vị này mắc hàng loạt sai phạm.
Trong khi khắc phục sự cố gián đoạn ngân hàng hôm nay 12/12/2024, TPBank cho biết mọi thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng vẫn đang được đảm bảo an toàn.
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với các cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Ngày 12/12, GSM công bố chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các tài xế tham gia Xanh SM với hai điều khoản nổi bật là cơ hội sở hữu ngay xe VinFast để tự kinh doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.