Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: AGG) vừa công bố thông tin về quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty.
Tại quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đơn vị này còn áp dụng tình tiết tăng nặng với bất động sản An Gia do doanh nghiệp này vi phạm hành chính nhiều lần, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, mức xử phạt là phạt tiền 92,5 triệu đồng do công ty đã không công bố thông tin và công bố thông tin không đúng thời hạn đối với các tài liệu phải công bố theo quy định.
Cụ thể, An Gia không công bố thông tin các tài liệu, gồm báo cáo tình hình sử dụng vốn từ đợt phát hành trái phiếu năm 2020, 2021; Báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán, Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất soát xét bán niên năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022; Báo cáo tài chính năm 2022.
Công ty cũng công bố không đúng thời hạn đối với các tài liệu, gồm Báo cáo tài chính bán niên năm 2022; Báo cáo định kỳ tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2021, 2022; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021, 2022; Kết quả chào bán trái phiếu mã AGGH2122001; Báo cáo tài chính bán niên 2023.
Mới đây, An Gia đã công bố kết quả kinh doanh ước tính năm 2023 với doanh thu ước đạt 3.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ước đạt 135 tỷ đồng, lần lượt vượt 27% và vượt 35% kế hoạch.
Trong năm 2024, AGG có 778 tỷ đồng nợ vay đến hạn, bao gồm 317 tỷ đồng là nợ vay trái phiếu và 461 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn phục vụ cho vốn lưu động.
Trước đó, AGG công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.848 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, nhờ cải thiện giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 485 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 13,71% của cùng kỳ lên 26,24%.
Kết quả, AGG có lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, tăng 4 lần; lợi nhuận sau thuế 206 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất trong 7 quý vừa qua của công ty.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của AGG đạt 3.714 tỷ đồng, giảm 32%; lợi nhuận gộp đạt 918 tỷ đồng, giảm 3%.
Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của AGG đạt 8.457 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm. Các khoản phải thu chiếm 65% tài sản, đạt 5.531 tỷ đồng, giảm 3%, phần lớn là khoản cho vay bên liên quan và hợp tác đầu tư (BCC).
Nợ phải trả của AGG tại ngày 30/9/2023 đạt 5.437 tỷ đồng, giảm 35% so với đầu năm. Đáng chú ý trong đó là nợ vay, đạt 1.406 tỷ đồng, giảm 8% và khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn, đạt 1.176 tỷ đồng, giảm 62%.
Vốn chủ sở hữu của AGG đã tăng 11% so với đầu năm, đạt 3.020 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,8 lần.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu AGG đang giao dịch mở mức giá 25.050 đồng/CP (phiên sáng nay 12/1).
Một chuyên gia chứng khoán nhận định, thông tin là yếu tố cực kì quan trọng trên thị trường chứng khoán, từng thông tin nhỏ nhất đều có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích và đưa ra quyết định của nhà đầu tư.
"Để phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, ổn định, chính sách của mọi quốc gia đều là đảm bảo cho việc thông tin đến với tất cả những nhà đầu tư được minh bạch và giảm thiểu hết mức có thể sự bất công trong việc tiếp nhận thông tin; đặc biệt là khi Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện nâng hạng thị trường", vị này nói và nhấn mạnh rằng, hiện các mức phạt về vi phạm công bố thông tin vẫn khá nhẹ nên khó tạo ra được sự răn đe.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.