Tính chung 11 tháng đầu năm, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thu từ khách du lịch trong 11 tháng của năm 2024 ước đạt khoảng 758 nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, chỉ tính riêng tháng 11/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 1,7 triệu lượt, so với tháng trước tăng 20,5% và so với cùng kỳ năm trước tăng 38,8%. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 ghi nhận mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.
Ở chiều ngược lại, lượng khách du lịch nội địa tháng 11/2024 ước khoảng 4,5 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,0 triệu lượt khách có lưu trú. Lũy kế lượng khách du lịch nội địa 11 tháng đầu năm 2024 ước khoảng 105,0 triệu lượt.
Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, doanh thu từ du lịch lữ hành trong 11 tháng qua ước tính đạt 57,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% tổng mức doanh thu dịch vụ. Con số này tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Một số địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu du lịch ấn tượng, cụ thể Cần Thơ tăng 31,2%; TP.HCM tăng 17,7%; Khánh Hòa tăng 16,6%; Hà Nội và Bình Định tăng 12,6%...
Khu vực châu Á tiếp tục là nguồn khách chủ lực, đóng góp gần 80% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng qua. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản chiếm gần 60%.
Đáng chú ý, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 4,1 triệu lượt người, chiếm 26,1% tổng lượng khách quốc tế. Trung Quốc xếp thứ hai với 3,3 triệu lượt (21,2%), tiếp đến là Đài Loan (1,1 triệu lượt), Mỹ (706 nghìn lượt), và Nhật Bản (656 nghìn lượt). Các thị trường tiếp theo bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Úc, Campuchia và Thái Lan.
Đặc biệt, du khách đến bằng đường hàng không đạt 13,4 triệu lượt, tăng 36,4%. Nhờ các đường bay quốc tế được mở rộng và dịch vụ hàng không được nâng cấp nên khách đến bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Mặt khác, đường bộ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh với 2,2 triệu lượt khách. Điều này đã phản ánh tính hiệu quả của chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng và cửa khẩu. Ngoài ra, dù đường biển chỉ chiếm 1,4% nhưng đạt mức tăng trưởng ấn tượng, 151,7%. Sự tăng trưởng vượt bậc này là nhờ vào sức hút từ các tuyến du lịch bằng du thuyền cao cấp.
Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra. Các chương trình xúc tiến du lịch tại thị trường quốc tế, cùng chính sách visa thông thoáng và sự phục hồi mạnh mẽ của các dịch vụ du lịch nội địa, hứa hẹn tiếp tục đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực và thế giới.
Khi Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế trở lại sau đại dịch, Hàn Quốc luôn là thị trường khách lớn nhất của Việt Nam. Lý giải vì sao khách Hàn Quốc đến Việt Nam đông, báo SCMP có trụ sở tại Hồng Kông phân tích giữa hai nước có nhiều đường bay thẳng, nối các thành phố lớn của Hàn Quốc với những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Đà Nẵng, Phú Quốc, Hà Nội, TP.HCM...
Trong đó, Đà Nẵng và Hội An trở thành điểm đến phổ biến nhất của du khách Hàn, nhờ thức ăn ngon, biển đẹp, nhiều khu vui chơi giải trí... Bên cạnh Vietnam Airlines, Vietjet còn có nhiều hãng khác của Hàn Quốc như Korean Air hoặc Jin Air, Jeju Air, T'way, Air Seoul cũng đã mở lại đường bay sau Covid-19. Việc có nhiều hãng bay cạnh tranh khiến giá vé kéo giảm, thu hút đông đúc du khách hơn.
Nhiều du khách Hàn du lịch đến Việt Nam có cảm giác thân thuộc như trở về nhà. Yoo Hyong-rok, người lớn lên ở Seoul, cho SCMP biết đã có chuyến du lịch đến Hà Nội lần đầu và bất ngờ khi thấy có rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng mỹ phẩm mang thương hiệu và chữ Hàn Quốc. Tại Hà Nội hay TP.HCM đều có những phố tập trung đông đúc cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống và làm việc.
Ngày 11/12/2024 tại TP.HCM, giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức khai mạc, đánh dấu cột mốc khởi đầu 5 ngày thi đấu đầy kịch tính và bầu không khí thể thao sôi động hàng đầu Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc cùng các nhân sự cấp cao HĐTV và Ban Kiểm soát của OceanBank. Đồng thời, OceanBank sẽ đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại, gọi tắt là MBV.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải tập trung tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đang bị ngưng tại TP.HCM.
Quyết định mới nhất của Chính phủ tạo điều kiện cho việc quản lý, phát triển đô thị và khu chức năng ở Đà Năng được linh hoạt và hiệu quả hơn nhưng vẫn bảo đảm sự tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết sẽ giao các đơn vị chức năng rà soát lại quyết định giao đất. Hướng giải quyết cho thảo cầm viên đã 160 năm tuổi là thành phố có thể không thu thuế đối với phần đất dùng cho mục đích công cộng.
Theo Bộ Công an, biển số xe ô tô và mô tô từ ngày 1/1/2025 sẽ được áp dụng mẫu mới cùng quy định về cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, quy cách.