Ngày 9/3, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu bia Sài Gòn đã được bảo hộ, thuộc sở hữu của Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO).
Hai bị cáo trong vụ án là Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và Giám đốc doanh nghiệp này - ông Lê Đình Trung. Đại diện công ty và bị cáo Trung có mặt tại tòa.
Tại phiên tòa các bên tập trung tranh luận vào vấn đề “bia Sài Gòn có phải nhãn hiệu nổi tiếng hay không?”, có thủ tục đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng không?. Tham gia phiên tòa, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cho rằng chưa có các quy định, tiêu chí về đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu bia Sài Gòn qua quá trình sử dụng là nhãn hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, trong văn bản phúc đáp công văn của TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hỏi, Cục Sở hữu trí tuệ lại cho rằng nhãn hiệu bia Sài Gòn đủ điều kiện để công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Khi có kết quả xét xử của tòa án, Cục sẽ đưa nhãn hiệu này vào danh mục nhãn hiệu nổi tiếng…
VKS tham gia tranh luận, luận tội tại phiên tòa vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo. VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt pháp nhân là công ty Cổ phần Tập đoàn bia Sài Gòn số tiền từ 2-3 tỷ đồng; phạt bị cáo Lê Đình Trung số tiền từ 600-800 triệu đồng cùng về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Trong quá trình xét hỏi và tại phần nói lời sau cùng, bị cáo Trung thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo cho rằng nguyên nhân phạm tội là do thiếu hiểu biết về các quy định liên quan về sở hữu trí tuệ.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên bố sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng 16/3.
Theo hồ sơ vụ án, ông Trung từng làm việc tại SABECO sau đó nghỉ việc. Tháng 5/2019, ông Trung thành lập Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam. Từ tháng 3/2020, bà Trần Thị Ái Loan là đại diện pháp luật. Công ty hoạt động trong lĩnh vực buôn bán đồ uống, sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh…
Sau đó, ông Trung nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp thương hiệu bia Sài Gòn Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo tiếp nhận hồ sơ, vì đơn hợp lệ (tháng 8/2019). Theo thủ tục Cục Sở hữu trí tuệ đăng công báo rộng rãi để các doanh nghiệp, đơn vị, công ty được biết, mục đích là để xem có đơn vị nào có ý kiến về việc bị xâm phạm quyền sở hữu về kiểu dáng, nhãn hiệu hay không.
Ngày 15/4/2020, dù chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép, nhưng công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã ký hợp đồng với hợp tác sản xuất và mua bán hàng hóa với chủ cơ sở sản xuất bia Biva (TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sản xuất bia mang nhãn hiệu BIA SAIGON VIETNAM cung cấp ngược lại cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam.
Thực hiện hợp đồng này, cơ sở sản xuất bia Biva đã sản xuất cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam một số lô hàng thành phẩm. Đến ngày 23/6/2020, khi hai bên đang giao nhận lô hàng thứ ba tại cơ sở Biva thì bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiểm tra và lập biên bản. Cơ quan chức năng đã tạm giữ 4.712 thùng bia Sài Gòn Việt Nam thành phẩm, 116.700 vỏ lon bia cùng loại và 3.300 vỏ thùng bia chưa sử dụng.
Lý do tạm giữ là do sản phẩm Bia Sài Gòn Việt Nam sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đăng công báo, SABECO phát hiện có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ cho SABECO nên báo cơ quan chức năng để xử lý…
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải tập trung tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đang bị ngưng tại TP.HCM.
Quyết định mới nhất của Chính phủ tạo điều kiện cho việc quản lý, phát triển đô thị và khu chức năng ở Đà Năng được linh hoạt và hiệu quả hơn nhưng vẫn bảo đảm sự tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết sẽ giao các đơn vị chức năng rà soát lại quyết định giao đất. Hướng giải quyết cho thảo cầm viên đã 160 năm tuổi là thành phố có thể không thu thuế đối với phần đất dùng cho mục đích công cộng.
Theo Bộ Công an, biển số xe ô tô và mô tô từ ngày 1/1/2025 sẽ được áp dụng mẫu mới cùng quy định về cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, quy cách.
Nhiều đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang rất căng thẳng. Một số đường bay còn cạn vé trong ngày đầu và ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết.
Kiểm tra nhiều điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 16 đã phát hiện và xử lý trên 1.000 sản phẩm hàng hóa là thực phẩm đóng gói sẵn, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.