Thương hiệu đồ uống Katinat nổi đình nổi đám gần đây, nhất là tại TP.HCM đang vấp phải phản ứng dữ dội từ người dùng, khách hàng khi thông báo trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Cụ thể, ngày 11/9, Katinat đăng bài trên fanpage về việc chung tay hướng về miền Bắc với nội dung: “Katinat sẽ trích 1.000 đồng trên mỗi ly nước bán ra tại hệ thống từ 12/9 đến hết 30/9, đồng hành cùng miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai”.
Đáng chú ý, thương hiệu cũng nói thêm rằng sẽ chủ động trích ra từ doanh thu thực tế, hành động không mang tính kêu gọi và hoàn toàn đến từ mong muốn góp chút sức nhỏ, cùng đồng bào vượt qua giai đoạn khó khăn.
Số tiền được trích ra sẽ dùng để đóng góp khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời sẽ được công khai theo từng giai đoạn kèm kế hoạch triển khai cụ thể trong thời gian tới.
Chỉ sau 21h, đến 17h ngày 12/9, bài đăng nhận được gần 110.000 lượt bày tỏ cảm xúc, trong đó, hơn một nửa là phản ứng “phẫn nộ”, hơn 30.000 lượt “chế giễu” quyết định này của Katinat.
Trong phần bình luận, nhiều khách hàng, cộng đồng mạng chỉ trích thương hiệu đồ uống trên.
Nhiều khách cũng cho biết sẽ ngưng uống Katinat, hoặc nếu ủng hộ, họ sẽ trực tiếp ủng hộ thay vì Katinat phải trích 1.000 đồng cho mỗi ly nước.
Ngay sau khi vấp phải phản ứng tiêu cực, chiều 12/9, Katinat đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng. Phía Katinat cho biết cách truyền thông có những hiểu lầm dẫn đến những ý kiến trái chiều trong hoạt động chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ.
Thương hiệu đồ uống này quyết định đóng góp 1 tỷ đồng trực tiếp cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương. Trên Fanpage, doanh nghiệp cũng có ảnh chụp công khai chuyển khoản ủng hộ 1 tỷ đồng.
Phía doanh nghiệp cho biết thêm thay vì trích và chuyển dựa trên số lượng ly thực tế phục vụ mỗi ngày như chương trình dự kiến thì họ ủng hộ 1 tỷ đồng.
Số tiền này dự kiến được trích ra từ 1 triệu ly nước ước tính sẽ phục vụ trong 19 ngày trên toàn hệ thống (từ 12/9 đến hết 30/9).
Ngày 1/10, doanh nghiệp sẽ cập nhật số tiền thực tế được trích ra trong giai đoạn từ 12/9 đến hết 30/9 và công bố công khai. Trường hợp nhiều hơn 1 triệu ly nước được phục vụ, họ sẽ trích bổ sung và tiếp tục đóng góp cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.