Theo ông Thân Xuân Động, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Đức, giá khoai mì 2.000 đồng/kg là chấp nhận được. Tuy nhiên, năm nay giá công cán cao ngất đã khiến nông dân trồng khoai mì không có lời, thậm chí thua lỗ.
Ông Lý Văn Đạt (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) cho biết, vụ khoai mì năm nay năng suất giảm mạnh, củ ít bột, chỉ bằng 2/3 năm ngoái.
"Mới đây, 2ha khoai mì của gia đình tôi được thương lái đến thu mua với giá 30 triệu đồng. Bán xong vườn khoai mì, tôi lỗ hơn 5 triệu đồng", ông Đạt chia sẻ.
Theo tính toán của ông Đạt, để trồng 2ha khoai mì, chi phí phân bón, nhân công… đã lên tới 35 triệu đồng.
"Chưa bao giờ thấy tiền nhân công thu hoạch khoai mì cao như năm nay. Hiện, mỗi công 400.000-450.000 đồng/ngày. Giá nhân công cao như vậy nhưng không phải kêu là có", ông Đạt than thở.
Tại xã Phước Long Thọ (huyện Đất Đỏ) ông Nguyễn Văn Thiệt vừa bán xong 1,5ha khoai mì.
Với giá 2.100 đồng/kg, ruộng khoai mì của ông Thọ chỉ thu được 60 triệu đồng.
"Trừ chi phí, tôi thu lãi chưa đến 15 triệu đồng. Đó là đất nhà, nếu thuê đất để trồng khoai mì thì vụ này xem như lỗ chắc", ông Thọ lắc đầu.
Theo ông Thọ, hiện giá thuê đất trồng khoai mì tại địa phương là 15 triệu đồng/ha.
Ông Trần Văn Tam, cán bộ phụ trách nông nghiệp thuộc UBND xã Phước Long Thọ cho biết, vụ thu hoạch khoai mì năm nay năng suất chỉ đạt 270 tạ/ha.
Do ảnh hưởng của giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá nhân công tăng cao nên kéo theo chi phí sản xuất cao, lên đến 25-30 triệu đồng/ha.
Trong khi đó giá khoai mì giảm còn 1.700-2.000 đồng/kg (giảm 800 đồng/kg so với vụ trước) nên lợi nhuận giảm mạnh.
Nguyên nhân giá khoai mì năm nay giảm mạnh, theo một số thương lái, do Trung Quốc đóng khẩu nên đầu ra cho khoai mì của nông dân gặp khó khăn.
Thêm nữa, giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí vận chuyển lớn, giá thành nông sản bị ảnh hưởng.
Hiện, trên địa bàn tỉnh tuy có một số nhà máy thu mua và chế biến tinh bột khoai mì ở Tx.Phú Mỹ và huyện Xuyên Mộc nhưng sức tiêu thụ vẫn còn hạn chế.
Mới đây, tại hội nghị "Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam" tại TP.Pleiku (Gia Lai), ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) thông tin, đến năm 2021 Việt Nam có 528.000ha khoai mì.
Trên địa bàn cả nước có 27 tỉnh có nhà máy chế biến tinh bột khoai mì. Có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kết 11,3 triệu tấn củ tươi/năm.
Trong đó, có khoảng 26% số cơ sở có gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, có nhà máy nguyên liệu sinh học sản xuất cồn E100 đặt tại Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Hiện, Việt Nam xuất khẩu thứ 3 thế giới về xuất khẩu khoai mì. Trong đó, xuất sang thị trường Trung Quốc 90-95%.
Theo thống kê mới nhất, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 970.000 tấn và 420 triệu đô la.
"Đây là một điều rủi ro cho thị trường", ông Cường nói.
Theo đó, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới được Cục Hải quan Trung Quốc ban hành và áp dụng từ năm 2022.
Vì vậy, theo ông Cường, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường trong nhiều năm sắp tới là điều bắt buộc.
Nhờ bí quyết ủ lên men kết hợp công nghệ hiện đại, phế phẩm trái điều được chế biến thành nước mắm chay phục vụ thị trường, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Liên quan vụ việc cơ sở sản xuất giá ngâm hóa chất đưa hàng vào Bách Hóa Xanh, Bách Hóa Xanh nói nhà cung cấp này chỉ cung cấp cho khu vực Đắk Lắk với tỷ lệ 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ đang
Nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã sẵn sàng đưa mai vàng, hoa kiểng ra phục vụ thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán, đây là điểm các nhà vườn rộn ràng, nhộn nhịp chuẩn bị cho mùa Tết.
Cổ phiếu YEG của công ty Yeah1 hôm nay 26/12 bị giảm kịch sàn vì nhà đầu tư bán ra để chốt lời.
Với bảng giá đất mới áp dụng trong năm 2025 của tỉnh Bình Dương, nhiều tuyến đường tại khu vực TP.Thủ Dầu Một có mức giá cao nhất, hơn 52 triệu đồng/m2 .
Áp lực chi phí, thay đổi mô hình kinh doanh và sức ép cạnh tranh là những lý do chính khiến ngành cà phê phải "sang trang".