Thứ năm, 25/04/2024

“Bắt tay” tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, Phân bón Cà Mau sẽ phá thế khó trong năm 2023?

07/03/2023 1:54 PM (GMT+7)

PVCFC sẽ giúp bà con nông dân có cơ hội sử dụng phân bón DAP chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn, góp phần ổn định hoạt động sản xuất, canh tác.

“Bắt tay” tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, Phân bón Cà Mau sẽ phá vỡ thế khó trong năm 2023? - Ảnh 1.

Phân bón Cà Mau chính thức bắt tay với Tập đoàn Vân Thiên Hóa. Ảnh: Quốc Hải

Sáng nay (7/3), tại TP.HCM, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HoSE: DCM), chính thức ký kết hợp tác, trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm DAP chất lượng cao của Công Ty TNHH Hóa Chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa (thuộc Tập Đoàn Vân Thiên Hóa - một trong những tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới).

"Bắt tay" với Tập đoàn sản xuất DAP lớn nhất Trung Quốc

Ông Alex Yu, đại diện Công Ty TNHH Hóa Chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa, cho hay Tập đoàn Vân Thiên Hóa có trụ sở chính đóng tại Thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc, chuyên về phân bón và hoá chất. Công suất sản xuất hàng năm của Tập đoàn trên 1,5 triệu tấn đạm: Ure, SA; 10 triệu tấn phân bón có gốc phốt phát: DAP, MAP, TSP và trên 50.000 tấn Kali tại khu mỏ ở Lào.

Riêng về DAP, Vân Thiên Hóa là tập đoàn sản xuất lớn nhất Trung Quốc và đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất mặt hàng phân bón này.

"Sản phẩm DAP của Tập đoàn Vân Thiên Hóa, nhất là là hàng DAP Hồng Lân với màu xanh Ngọc đặc trưng, chất lượng ổn định được khách hàng đánh giá cao và được đặc biệt ưa chuộng ở thị trường Việt Nam.

Việc ký kết hợp tác với PVCFC và lựa chọn PVCFC là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm DAP hạt vàng và hạt màu tự nhiên sẽ giúp chúng tôi mở rộng thị trường, phát huy tối đa lợi thế của hai bên trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á", ông Alex Yu, nói.

Ông Văn Tiến Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, cho hay hàng năm Vân Thiên Hoá đưa vào thị trường Việt Nam trên 200.000 tấn DAP xanh và gần trăm nghìn tấn DAP nâu các loại. Đặc biệt, DAP Vân Thiên Hóa nổi tiếng với chất lượng vượt trội, đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng với nhiều ưu điểm. Nổi bật như hạt phân bón kích thước đều, ổn định, vượt qua nhiều tiêu chí kiểm định khắt khe và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia khó tính trên thế giới.

“Bắt tay” tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, Phân bón Cà Mau sẽ phá vỡ thế khó trong năm 2023? - Ảnh 2.

Phân bón Cà Mau sẽ là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm DAP hạt vàng và hạt màu tự nhiên của Tập đoàn Vân Thiên Hóa. Ảnh: Quốc Hải

"Hiện, nhu cầu về phân bón DAP của Việt Nam đang rất lớn. Chỉ tính riêng PVCFC đã có nhu cầu khoảng hơn 100.000 tấn DAP để sản xuất NPK, và nhu cầu trên toàn thị trường Việt Nam cũng vào khoảng trên 1 triệu tấn DAP. Vì thế, việc hợp tác với Công Ty TNHH Hóa Chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa sẽ là bước tiến dài của PVCFC trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu.

Đặc biệt, thông qua hợp tác chính thức với Tập đoàn Vân Thiên Hóa, PVCFC sẽ giúp bà con nông dân trong nước có cơ hội sử dụng DAP chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn, góp phần ổn định hoạt động sản xuất, canh tác", ông Thanh khẳng định.

Sẽ phá vỡ thế khó trong năm 2023

Trong báo cáo mới nhất về ngành phân bón của SSI Research, đơn vị này nhấn mạnh rằng,  giá urê có thể lao dốc trong năm 2023 do hoạt động xuất khẩu urê từ Nga và Trung Quốc sẽ phục hồi; xu hướng nguyên liệu đầu vào tăng có thể hạ nhiệt giá than và giá khí đốt có thể kéo giá 2 loại mặt hàng này hạ nhiệt, qua đó tăng biên lãi cho một số doanh nghiệp sản xuất phân bón.

Điều đáng lưu ý ở chỗ nhu cầu urê có thể suy yếu trong năm 2023, do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự điều chỉnh giá của các mặt hàng nông nghiệp.

SSI Research cho rằng, quý 4 thường là mùa cao điểm sử dụng urê. Tuy nhiên, giá urê không tăng trong quý 4/2022, đã và đang phản ánh thực tế, rằng nhu cầu đang suy yếu và có thể tiếp tục giảm trong năm nay. Từ đó, đơn vị này dự phóng, kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất urê như Đạm Phú Mỹ hay Đạm Cà Mau có thể sẽ ghi nhận lợi nhuận giảm.

Tuy nhiên, với việc "bắt tay" với Tập đoàn Vân Thiên Hóa, phía PVCFC đang rất tự tin có thể phá vỡ thế khó với ngành phân bón trong năm 2023.

Ông Văn Tiến Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, cho hay sau 12 năm phát triển, hiện PVCFC có quy mô sản xuất hàng năm khoảng 900.000 tấn ure hạt đục và khoảng trên 300.000 tấn NPK chất lượng cao. Thị phần của Phân bón Cà Mau cũng mở rộng khắp cả nước với khoảng 60% thị phần khu vực Tây Nam Bộ, khoảng 28% thị phần khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khoảng 8-10% thị phần phân bón khu vực miền Trung và miền Bắc.

Đặc biệt, sau khoảng thời gian thâm nhập và phát triển, hiện thị phần phân bón Cà Mau tại Campuchia lên tới khoảng hơn 40%.

"Phân bón Cà Mau đã được xuất khẩu sang trên 15 quốc gia trên thế giới, vì vậy, việc được ký kết độc quyền phân phối sản phẩm DAP hạt vàng và hạt màu tự nhiên của Công Ty TNHH Hóa Chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa, sẽ giúp công ty thêm đa dạng hóa sản phẩm, mang đến cho bà con nông dân Việt Nam và cả một số thị trường xuất khẩu nhiều lựa chọn phù hợp với chi phí tối ưu", ông Thanh nói thêm.

Năm 2022, Phân bón Cà Mau đã linh hoạt tìm hướng xuất khẩu đi các thị trường khác. Kết quả, sản lượng xuất khẩu đạt 410.400 tấn, đóng góp vào doanh thu 260 triệu đô la (khoảng 6.200 tỷ đồng). PVCFC vẫn duy trì sức tiêu thụ tốt cả sản lượng tự sản xuất và tự doanh. Trong đó, tổng sản lượng tự doanh trong năm 2022 đạt 120.000 tấn, giúp công ty duy trì tăng trưởng doanh số, giảm phụ thuộc vào công suất sản xuất có giới hạn và điều kiện thị trường trong nước giảm cầu…

Lũy kế năm 2022, DCM đạt doanh thu thuần là 15.924 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 4.281 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ. Trừ đi giá vốn bán hàng lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 5.703 tỷ đồng tăng gấp 2,1 lần so với năm 2021.

Sau khi trừ đi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính công ty còn 4.593 tỷ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Tính đến cuối 2022, tổng tài sản của DCM đạt 14.166 tỷ đồng tăng 22%, trong đó tiền mặt tăng mạnh từ 427 tỷ đồng lên 2.125 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 36% lên 6.812 tỷ đồng, tài sản dài hạn giảm từ 3.405 tỷ đồng xuống còn 2.206 tỷ đồng.

Công ty đã chủ động trả nợ giúp cho khoản nợ ngắn hạn giảm 10%, xuống còn 2.874 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng từ 7.478 tỷ đồng lên 10.605 tỷ đồng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Nhóm marketing mới của Tesla chỉ hoạt động 4 tháng

Việc tỷ phú Elon Musk sa thải nguyên nhóm marketing trong Tesla làm việc mới được 4 tháng cho thấy cuộc "sắp xếp" lại nhân sự đã bắt đầu tại công ty sản xuất xe điện hàng đầu thế giới.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Sách: Điện Biên Phủ qua góc nhìn người lính, những người tham gia vào công cuộc tái thiết

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.