Thứ sáu, 22/11/2024

Các công ty có "dây mơ, rễ má" liên tục mua lại trước hạn trái phiếu, tín hiệu tốt với Novaland?

20/10/2023 9:56 AM (GMT+7)

Nice Star và Galactic Group - 2 doanh nghiệp được cho là có "dây mơ, rễ má" với Novaland đã mua lại hơn 1.963 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

Từ ngày 9-10/10, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star đã mua lại gần 1.190 tỷ đồng trái phiếu mã NCLCH2226001 phát hành ngày 13/1/2022, đáo hạn ngày 13/1/2026 có giá trị phát hành là 1.500 tỷ đồng. Sau khi mua lại, dư nợ trái phiếu mã này còn lại hơn 310 tỷ đồng.

Trước đó, vào ngày 4/10, Công ty CP Galactic Group cũng đã mua lại toàn bộ 621,24 tỷ trái phiếu mã GLJCH2125001. Đây là lô trái phiếu phát hành ngày 10/6/2021, đáo hạn ngày 10/06/2025, giá trị phát hành là 773,86 tỷ đồng. Ngày 30/6, công ty đã mua lại trước hạn 132,62 tỷ đồng.

Hai công ty trên là 2 công ty có nhiều mối liên quan tới Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL).

Các công ty có "dây mơ, rễ má" liên tục mua lại trước hạn trái phiếu, tín hiệu tốt với Novaland? - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đang mua lại trái phiếu trước hạn là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Ảnh: VnEconomy

Cụ thể, Nice Star thành lập ngày 16/10/2017 có tên cũ là Công ty CP Nova Furniture. Công ty đổi tên từ Nova Furniture sang Nice Star vào tháng 12/2021. Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm người đại diện pháp luật của Nice Star hiện tại là ông Lý Trường An (SN 1988). Ông An cũng đang nắm gần như 100% vốn điều lệ của Nice Star.

Nice Star đang góp vốn hợp tác với Công ty TNHH Delta – Valley Bình Thuận (công ty con Novaland đang sở hữu 99,85% vốn) để thực hiện dự án Hợp tác kinh doanh đầu tư xây dựng Dự án Tổ hợp Khu du lịch Thung Lũng Đại Dương (Novaworld Phan Thiết) tọa lạc tại xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có diện tích 986,33 ha.

Ông Lý Trường An đồng thời cũng đang là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty CP Galactic Group.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Galactic Group thành lập ngày 20/11/2017, vốn điều lệ khi mới thành lập chỉ 20 tỷ, có 3 cổ đông sáng lập bao gồm ông Bùi Trọng Nghĩa góp 19 tỷ 996 triệu, nắm 99,98% vốn và 2 cổ đông còn lại là ông Trần Cẩm Hùng và bà Huỳnh Thị Thanh Nguyên, mỗi người góp 2 triệu, nắm 0,01% vốn điều lệ.

Đến ngày 7/2/2022, công ty tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ lên 290 tỷ đồng. Đầu năm 2023, người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc công ty cũng đổi từ ông Bùi Trọng Nghĩa sang ông Lý Trường An.

Các công ty có "dây mơ, rễ má" liên tục mua lại trước hạn trái phiếu, tín hiệu tốt với Novaland? - Ảnh 2.

Các công ty có "dây mơ, rễ má" liên tục mua lại trước hạn trái phiếu, tín hiệu tốt với Novaland?. Ảnh minh họa.

Ông Bùi Trọng Nghĩa trước là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH  BĐS Đà Lạt Valley và từng sở hữu tới 99,99% công ty này.

Đến tháng 4/2022, BĐS Đà Lạt Valley tăng vốn từ 754 tỷ lên 2.754 tỷ, người đại diện pháp luật đổi từ ông Bùi Trọng Nghĩa sang ông Bùi Đạt Chương. Đồng thời, cơ cấu cổ đông có sự thay đổi, Novaland nắm 72,62% vốn điều lệ công ty còn ông Bùi Trọng Nghĩa nắm 27,38% vốn, bà Lê Thị Hồng Xuân nắm 0,002%.

Liên quan đến động thái mua lại trái phiếu trước hạn này của các doanh nghiệp liên quan đến Novaland, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định việc các doanh nghiệp liên quan đến Novaland mua lại trái phiếu là một tin tốt. Việc này cho thấy vấn đề thương lượng giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu và các trái chủ đã tương đối tạm ổn.

"Đây cũng là một hướng mở để cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lối thoát thêm. Một sự nỗ lực rất đáng kể của cả phía DN lẫn các trái chủ và đây cũng là tiền đề mở ra tình huống giải quyết cho các trường hợp tương tự", ông Phương nói.

Theo chuyên gia này, vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, nếu đó là các doanh nghiệp đàng hoàng, nghiêm túc và có những dự án cụ thể, rõ ràng thì đây chỉ là khó khăn tạm thời mà thôi, khó khăn này chỉ mang tính thời điểm.

"Bản thân Novaland có dự án cụ thể, rõ ràng, có quỹ đất sạch cũng khá nhiều. Những dự án của Novaland cũng đã và đang triển khai chứ không phải còn trên giấy để lừa đảo trái chủ lấy tiền cho mục đích khác. Cho nên, việc thỏa thuận giữa doanh nghiệp và trái chủ là nên làm để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đồng thời, khi doanh nghiệp vượt qua được khó khăn thì bản thân trái chủ mới có khả năng và cơ hội lấy lại vốn lẫn lãi", ông Phương chia sẻ.

Cũng theo Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, việc đạt được thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu và trái chủ cũng là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế, cho hệ thống tiền tệ quốc gia. Bởi, vấn đề này không xử lý được sẽ gây tác hại lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp khác, ngành nghề khác có liên quan đến câu chuyện doanh nghiệp và trái phiếu.

Trong tháng 9, HĐQT Novaland cũng thông qua việc mua lại trái phiếu trước hạn theo cơ chế tự động theo các điều khoản và điều kiện của các tài liệu trái phiếu.

Theo phương án mua lại trái phiếu, công ty sẽ mua lại 2.252 tỷ đồng trong số 5.543 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232001 và 94 tỷ đồng trong số 231 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã NVLH2232002. Tổng giá trị trái phiếu mua lại theo mệnh giá là 2.346 tỷ đồng.

Giá mua lại được xác định theo thỏa thuận giữa Novaland và các trái chủ. Thời điểm thực hiện là từ ngày 22/9/2023.

Cả 2 lô trái phiếu cùng được phát hành ngày 19/5/2022 với thời hạn 10 năm, đều được phát hành ở thị trường trong nước, trong đó NVL2232001 là trái phiếu chuyển đổi, NVL2232002 là trái phiếu kèm chứng quyền.

Mức lãi suất công bố là 10%/năm. Được biết các trái phiếu này được mua lại bằng hình thức hoán đổi lấy tài sản khác là cổ phần của Novaland tại một số công ty thành viên.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.