Chủ nhật, 24/11/2024

Các đại công ty hàng tiêu dùng đau đầu với doanh số

25/11/2023 7:04 AM (GMT+7)

Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng toàn cầu đang phải chứng kiến doanh số bán hàng giảm sút. Những người khổng lồ này bao gồm Nestlé với giá trị 296 tỷ USD, Kraft Heinz (41 tỷ USD), Unilever (118 tỷ USD) và Danone (42 tỷ USD).

Thành công đã là quá khứ

Lâu nay, sự thành công của Coca-Cola và Hellmann (với sốt mayonnaise nổi tiếng) được dựa trên hai cơ sở là sản phẩm có hương vị riêng hoặc hoạt động tốt hơn; và sự chênh lệch về giá giữa những sản phẩm mang thương hiệu riêng này và sản phẩm thông thường mang thương hiệu của các chuỗi siêu thị hay cửa hàng là không quá lớn.

Các đại công ty hàng tiêu dùng đau đầu với doanh số - Ảnh 1.

Sản xuất nước ngọt Coca-Cola. Ảnh tư liệu.

Trong nhiều thập kỷ, môi trường lạm phát thấp hoặc gần bằng 0 nhưng đại dịch COVID-19 lại xảy đến đầu năm 2020. Do giá cả trên toàn thế giới tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tập trung vào các sản phẩm thông thường mang thương hiệu của các chuỗi siêu thị/cửa hàng tạp hóa, vốn đang ngày càng tốt hơn, thay vì các sản phẩm mang thương hiệu lớn.

Sự chênh lệch về giá đã bùng nổ. Một chai tương cà Heinz Tomato Ketchup đắt gần gấp 12 lần một sản phẩm thay thế mang thương hiệu của Lidl.

Lần đầu tiên trong thế kỷ này, doanh số bán hàng của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn sụt giảm. Từ tháng 1 đến tháng 9/2023, Kraft Heinz cho biết số lượng mặt hàng bán ra của họ giảm gần 6 điểm phần trăm so với cùng kỳ trước đó. Trong khi đó, Unilever nói vào tháng 10 rằng số lượng kem họ bán ra được ít hơn 7% trong cùng kỳ.

Nestlé cho rằng sự sụt giảm này là một phần của xu hướng toàn cầu rộng lớn hơn. Giám đốc tài chính François-Xavier Roger của Nestlé cho rằng người tiêu dùng có xu hướng sử dụng ít thực phẩm đóng gói hơn, ăn ngoài nhiều hơn và thậm chí đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn, có nghĩa là khẩu phần ăn nhỏ hơn.

Tất cả những điều này có nghĩa là khối lượng tiêu thụ sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, thống kê dữ liệu toàn cầu lại không cho thấy điều đó. Theo số liệu của Liên hợp quốc, lượng thực phẩm được giao dịch mỗi năm và các nguyên liệu chính như lúa mỳ, sữa và gạo, đều được dự đoán sẽ tăng hoặc duy trì ổn định vào năm 2023. Điều đó cho thấy tổng lượng tiêu thụ không giảm.

Có cách giải thích khác đáng tin cậy hơn: khách hàng, những người đôi khi không thể tiếp cận các thương hiệu quen thuộc trong bối cảnh khủng hoảng chuỗi cung ứng vì COVID-19, hiện đang rất phân vân trước mức giá cao hơn trước rất nhiều của những mặt hàng này.

Biện pháp xoay xở

Cuối năm 2022, Unilever tăng giá đến 13%, dược xem là kỷ lục. Họ cũng sử dụng các chiêu có từ lâu trong các sản phẩm như KitKats là giảm kích thước sản phẩm và bán chúng với cùng mức giá cũ. Ví dụ, túi Doritos hiện chứa ít hơn 5 miếng khoai tây chiên. Ở Mỹ, sữa tắm Dove cũng giảm dung tích thật.

Các đại công ty hàng tiêu dùng đau đầu với doanh số - Ảnh 2.

Bánh chocolate Kitkat của Nestlé. Ảnh tư liệu.

Nestlé và các công ty đối thủ cho biết điều này là cần thiết để trang trải chi phí nguyên liệu thô tăng vọt như giá cà phê và đường, cũng như hóa đơn năng lượng và tiền lương cao hơn. Các công ty cũng đang cố gắng bù đắp lượng hàng hóa sụt giảm bằng "sức nặng" của thương hiệu.

Theo dữ liệu từ Tập đoàn giao dịch chứng khoán London, "sức nặng" này có thể cho phép Nestlé, Kraft Heinz và Unilever chứng kiến doanh số bán hàng năm 2023 duy trì hoặc tăng khiêm tốn. Tuy nhiên, bản thân các công ty cho biết trong báo cáo kết quả quý III rằng việc tăng giá sắp kết thúc.

Các thương hiệu đắt tiền hơn trên thực tế lại dễ bị tổn thương hơn. Theo công ty phân tích Circana, doanh số bán các sản phẩm thông thường hoặc sản phẩm mang thương hiệu của các chuỗi siêu thị/cửa hàng đã tăng hơn 8% trong nửa đầu năm 2023.

Quan trọng hơn, những thương hiệu này hiện chiếm 38% thị trường hàng tiêu dùng ở châu Âu. Công ty nghiên cứu Circana cho biết các sản phẩm thông thường được gắn nhãn hiệu đang ở điểm bùng phát.

Điều này buộc các thương hiệu tên tuổi phải sử dụng các thủ thuật tiếp thị lâu đời để thu hút khách hàng. Nestlé đang đầu tư nhiều tiền hơn vào quảng cáo và tiếp thị để giành lại khách hàng. Họ sẽ chi khoảng 8% doanh thu trong nửa cuối năm nay để quảng cáo thương hiệu, tăng 1 điểm phần trăm so với năm ngoái. Kraft Heinz cũng sẽ chi mạnh tay cho hoạt động tiếp thị.

Tuy nhiên, điều này có thể không hiệu quả. Đầu năm 2023, CEO của công ty thực phẩm Kraft Heinz (Mỹ) là Miguel Patricio cho biết công ty đã đánh mất thị phần vào tay một đối thủ cạnh tranh có thương hiệu đã chi nhiều tiền hơn cho quảng cáo.

Nếu Nestlé và các đối thủ thu hẹp hoạt động, điều đó có thể thúc đẩy một làn sóng hợp nhất khi các công ty cố gắng bảo vệ lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí. Unilever có thể chia tách mảng kinh doanh sức khỏe và thực phẩm. Những "gã khổng lồ" tiêu dùng cũng có thể mua thêm nhiều thương hiệu cao cấp có tính độc đáo và khó sao chép hơn, chẳng hạn như thương vụ Mars mua lại Hotel Chocolat.

Các đại công ty hàng tiêu dùng đau đầu với doanh số - Ảnh 4.

Sữa tắm Dove của Unilever. Ảnh tư liệu.

Cuối cùng, họ có thể tìm cách mở rộng sang các thị trường châu Á, nơi các thương hiệu coi là có nhiều tham vọng hơn và số lượng ngày càng tăng. Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2023, mảng kinh doanh châu Á của Danone là đơn vị duy nhất chứng kiến mức tăng trưởng sản lượng dương.

Khi lạm phát giảm bớt, cơn đau đầu của những công ty toàn cầu này này có thể giảm đi. Unilever, Nestlé và Kraft Heinz cho rằng tốc độ tăng giá sẽ chậm lại trong năm tới. Nhưng điều nguy hiểm là khách hàng đang chọn các sản phẩm vừa túi tiền thực tế hơn.

Theo Reuters

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Một số đường bay "vàng" dịp Tết đang cháy vé máy bay giá rẻ

Một số đường bay "vàng" dịp Tết đang cháy vé máy bay giá rẻ

Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.