Ngày 22/5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM và Ngân hàng Nhà ước Chi nhánh TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý xây dựng “Đề án chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM”.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết 5 năm qua, kiều hối chuyển về TP.HCM tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2018, kiều hối chuyển về TP.HCM là 4,7 tỷ USD, năm 2019 là 5,5 tỷ USD, năm 2020 là 6,1 tỷ USD, năm 2021 đạt mức cao nhất, lên đến 7,1 tỷ USD (tăng 16%). Sang năm 2022, giá trị tuyệt đối giảm về 6,6 tỷ USD, dù vậy, đây vẫn là mức cao.
Theo ông Lệnh, kiều hối về TP.HCM luôn chiếm 38 - 53% tổng mức kiều hối đổ về Việt Nam. Riêng năm 2021 đạt mức cao nhất, chiếm hơn một nửa lượng kiều hối đổ về cả nước. Nếu so với tổng thu nhập GRDP, kiều hối chiếm khoảng 38%.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho rằng TP.HCM thu hút lượng lớn kiều hối, vì thành phố luôn có cơ chế chính sách thoáng duy trì thu hút kiều hối. Chẳng hạn, thân nhân không phải trả thuế thu nhập, có thể nhận trực tiếp hoặc chuyển khoản cùng với hệ thống điểm giao dịch, đại lý, tổ chức chi trả rộng khắp để đáp ứng tốt nhất việc chi trả kiều hối.
Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế và Khoa học công nghệ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Hoài Anh, nhìn nhận nguồn lực kiều hối đã và đang trở thành một nguồn lực có vị trí rất quan trọng trong tổng thể các nguồn lực từ bên ngoài.
Ông dự báo, thời gian tới, có thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phát triển về quy mô, vị thế chính trị, kinh tế, xã hội. Nguồn lực kiều bào còn tiềm năng lớn chưa được khai thác. Cùng với sự phát triển của quan hệ giữa Việt Nam và các nước, nhiều người thuộc thế hệ trẻ mong muốn gắn bó với cội nguồn, tìm kiếm cơ hội làm việc, kinh doanh tại Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhận định cần có dự báo tổng tiềm năng tối đa kiều hối về TP.HCM để từ đó có các chính sách thu hút cụ thể.
Theo ông Trung, để thu hút kiều hối, cần giữ ổn định tỷ giá và phát huy các trụ cột chính của TP.HCM, chính là ở các lĩnh vực tài chính ngân hàng, logistics và du lịch. Đây là các lợi thế của TP.HCM, kiều bào phải thấy được TP.HCM là thành phố đáng sống, khi đó mới thu hút kiều hối cao.
Ở phía cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đại sứ quán Việt Nam tại một số nước, đều đưa ra nhận định rằng tương lai, lượng kiều hối đổ về TP.HCM để gửi người thân chi tiêu gia đình có thể sẽ không bằng giai đoạn trước, mà xu hướng mong muốn đầu tư, làm ăn, kể cả sở hữu bất động sản riêng.
Ông Bùi Việt Khôi - Tham tán Khoa học công nghệ, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Úc, cho biết nguồn lực từ kiều bào Việt Nam đang sống tại Úc rất lớn. Theo ông Khôi, ngoài giúp gia đình, kiều bào cũng kỳ vọng nguồn tài chính nhàn rỗi được đầu tư mang lại hiệu quả như sở hữu nhà, bất động sản. Nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ thì nguồn tiền sẽ được họ đầu tư ngay ở nước sở tại, mà không chuyển về nước.
“Tôi đề nghị cần nghiên cứu, có chính sách thu hút kiều hối về Việt Nam. Bây giờ kiều hối đổ về không chỉ mang ý nghĩa giúp đỡ gia đình mà là nguồn đầu tư cho tương lai”, ông Khôi nói thêm.
GS. Nguyễn Đình Phú - Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt tại Mỹ, cũng đề xuất nên cho phép, khuyến khích bà con được sở hữu nhà ở, khi đó thu hút kiều hối hiệu quả hơn.
Ông Phú cũng đề xuất đẩy mạnh một số hoạt động khác như thúc đẩy kiều hối ở hoạt động thiện nguyện, du lịch. Đây sẽ là các lĩnh vực có xu hướng sẽ tăng trong việc thu hút kiều hối, mang lại nguồn kiều hối bền vững trong tương lai.
TS Lê Thị Thanh Nhàn - Giảng viên cao cấp, chuyên gia về tài chính, Đại học Quốc gia Australia (ANU), nói thêm việc thu hút kiều hối như đầu tư một nông trại, trồng càng nhiều cây thì thu hoạch càng lớn.
Bà cho rằng TP.HCM cần có các giải pháp cụ thể để tăng nguồn lực kiều bào. Cần tăng số lượng, chất lượng hoạt động xuất khẩu lao động. Các ngân hàng đầu tư nhiều tiện ích, giảm chi phí chuyển tiền để kiều bào chuyển tiền thuận lợi hơn.
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.