Thứ sáu, 22/11/2024

Con chip giúp một công ty đạt giá trị gần 1.000 tỷ USD

30/05/2023 7:48 AM (GMT+7)

Nhu cầu cao của thị trường dành cho bộ vi xử lý H100 của Nvidia đã giúp giá trị của doanh nghiệp này tăng vọt, tiệm cận mức 1.000 tỷ USD.


Con chip giúp một công ty đạt giá trị gần 1.000 tỷ USD - Ảnh 1.

Vào năm 2022, Nvidia, nhà sản xuất chip đến từ Mỹ, đã cho ra mắt H100, bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất mà doanh nghiệp này từng chế tạo. Đây cũng là bộ vi xử lý đắt đỏ nhất trong lịch sử công ty, với giá thành lên tới 40.000 USD cho mỗi một đơn vị.

Theo Financial Times, quyết định công bố bộ vi xử lý mới được cho là rơi vào thời điểm không phù hợp, do tình trạng lạm phát gia tăng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, vào tháng 11/2022, phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT đã ra đời. "Từ việc kinh doanh không thuận lợi vào năm ngoái, mọi thứ giờ đây đều thay đổi. Sự ra đời của ChatGPT đã tạo ra nhu cầu rất lớn cho sản phẩm của chúng tôi", ông Jensen Huang, giám đốc điều hành của Nvidia cho biết.

Cuộc chạy đua mới trong công nghệ

Sự nổi tiếng bất ngờ của ChatGPT đã tạo ra một cuộc "chạy đua vũ trang" giữa các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới và công ty khởi nghiệp nhằm sở hữu các bộ vi xử lý H100, được ông Huang mô tả là "con chip đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho một trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi", nhanh chóng tạo ra các văn bản, hình ảnh và nội dung giống như con người.

Giá trị của việc có sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm đã trở nên rõ ràng vào hôm 24/5, khi Nvidia công bố dự báo doanh thu trong khoảng thời gian 3 tháng - kết thúc vào tháng 7 - sẽ đạt 11 tỷ USD, cao hơn 50% so với nhận định được phố Wall đưa ra trước đó. Số liệu này được thúc đẩy bởi nhu cầu chip dành cho trí tuệ nhân tạo từ các tập đoàn công nghệ lớn.

Phản ứng của nhà đầu tư đối với các dự báo trên đã khiến vốn hóa thị trường của Nvidia tăng 184 tỷ USD chỉ trong một ngày vào hôm 25/5, khiến giá trị công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới đạt gần 1.000 tỷ USD.

Nvidia là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được hưởng lợi từ kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo có khả năng sáng tạo, một công nghệ có khả năng định hình các ngành công nghiệp, tăng đáng kể năng suất lao động và khiến hàng triệu người mất việc làm.

Sự phát triển của công nghệ này sẽ được đẩy mạnh khi áp dụng bộ xử lý H100, được chế tạo theo thiết kế chip mới của Nvidia có tên gọi "Hopper" - theo lập trình viên nổi tiếng trong lịch sử Mỹ Grace Hoppe.

Con chip giúp một công ty đạt giá trị gần 1.000 tỷ USD - Ảnh 2.

Bộ xử lý đồ họa H100 đã giúp Nvidia giành thắng lợi lớn trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo của thế giới trong thời gian qua. Ảnh: Reuters.

"Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo có khả năng sáng tạo diễn ra vào thời điểm chúng tôi bắt đầu sản xuất Hopper", ông Huang cho biết, bổ sung rằng quá trình sản xuất hàng loạt bắt đầu chỉ vài tuần trước khi phần mềm ChatGPT được giới thiệu trước công chúng.

Sự tự tin của Huang đến từ việc Nvidia có thể hợp tác với hãng chế tạo chip TSMC để đẩy mạnh sản xuất bộ xử lý H100, đáp ứng nhu cầu tăng cao của công ty trong lĩnh vực dịch vụ đám mây như Microsoft, Amazon và Google và doanh nghiệp công nghệ như Meta.

"Đây là một trong những tài nguyên hiếm có nhất trên hành tinh", Brannin McBee, giám đốc chiến lược của CoreWeave, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng đám mây sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nhận được bộ xử lý H100 vào đầu năm nay.

Một số khách hàng đã phải đợi đến 6 tháng để nhận được hàng nghìn con chip H100 mà họ cần để xây dựng mô hình dữ liệu rộng lớn. Các công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo đã bày tỏ lo ngại nguồn cung bộ xử lý H100 sẽ không đủ khi nhu cầu đang tăng nhanh.

Phát biểu tại một sự kiện của Wall Street Journal vào tuần trước, tỷ phú Elon Musk, người đã mua hàng nghìn con chip của Nvidia cho công ty khởi nghiệp X.ai của ông, cho biết việc mua các bộ xử lý đồ họa (GPU) "còn khó hơn mua chất cấm".

"Chi phí hạ tầng đã tăng đáng kể, khoản kinh phí tối thiểu để lắp ráp máy chủ cho một trí tuệ nhân tạo có khả năng sáng tạo lên tới 250 triệu USD", vị tỷ phú này nhận định.

H100 là món hàng được các tập đoàn công nghệ như Amazon và Microsoft đặc biệt quan tâm. Những doanh nghiệp này đang xây dựng các trung tâm dữ liệu dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo do có hiệu quả cao hơn, giảm thời gian cho ra mắt sản phẩm.

H100 - với kích cỡ lớn hơn các bộ xử lý khác - là một "máy gia tốc" dành cho các trung tâm dữ liệu. Bộ xử lý này có tới 80 tỷ bóng bán dẫn, nhiều gấp 5 lần con chip tiền nhiệm của Nividia được lắp đặt trong dòng điện thoại iPhone mới nhất.

Dù có giá thành cao gấp đôi bộ xử lý tiền nhiệm A100 của Nvidia, được công bố vào năm 2020, những khách hàng đầu tiên của H100 cho biết sản phẩm này có tốc độ xử lý cao gấp 3 lần các thế hệ chip trước đó.

"Bộ xử lý H100 giải quyết vấn đề mở rộng mô hình, khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gặp khó khăn trong nhiều năm qua", Emad Mostaque, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Stability AI, công ty đứng sau dịch vụ thiết kế hình ảnh Stable Diffusion.

"Đây là một yếu tố quan trọng khi giúp chúng tôi tạo ra các mô hình trí tuệ nhân tạo nhanh hơn", ông bổ sung.

Đột phá mới nhất sau 2 thập kỷ

Mặc dù thời điểm ra mắt của H100 là lý tưởng, nhưng bước đột phá của Nvidia về trí tuệ nhân tạo có thể được tìm về gần hai thập kỷ trước, với sự đổi mới về phần mềm thay vì chất bán dẫn.

Phần mềm Cuda, được tạo ra vào năm 2006, cho phép sử dụng GPU như các "máy gia tốc" cho các nhiệm vụ khác ngoài xử lý đồ họa.

Các nhà nghiên cứu ở Canada nhận ra sự phù hợp của GPU để xây dựng một mạng lưới liên kết, dạng trí tuệ nhân tạo lấy cảm hứng từ cách các tế bào thần kinh trong não bộ. Bước đột phá này sau đó trở thành trọng tâm của quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo. “Chúng tôi đã mất gần 20 năm để có được ngày hôm nay,” ông Ian Buck, trưởng bộ phận tính toán hiệu suất cao của Nvidia cho biết.

Hopper là thiết kế chip đầu tiên cho phép thích ứng với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Quá trình cộng tác của Nvidia và các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo cho phép doanh nghiệp dự đoán trước xu hướng của lĩnh vực này.

Con chip giúp một công ty đạt giá trị gần 1.000 tỷ USD - Ảnh 4.

Những tập đoàn công nghệ hàng đầu như Google, Microsoft đang xây dựng các trung tâm dữ liệu xoay quanh mô hình trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Google.

"Nvidia đi trước các đối thủ của mình khoảng 2 năm. Tuy nhiên, công ty này không có lợi thế tuyệt đối về cả phần cứng và phần mềm trong phát triển trí tuệ nhân tạo", ông Nathan Benaich, quản lý quỹ đầu tư công nghệ Air Street Capital nhận định.

"Các thế hệ chip tiếp theo từ Google, Intel và các doanh nghiệp khác sẽ bắt kịp xu thế mới này", ông Mostaque đồng tình với nhận định trên.

Tuy một số chuyên gia công nghệ đánh giá sự phấn khích của phố Wall về thành công của Nvidia là không thực tế, họ đồng tình rằng doanh nghiệp này đang thắng lớn trong thị trường trí tuệ nhân tạo.

Theo Zing



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.