Đến năm 2030, TP.HCM đặt mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực Đông Nam Á, theo lãnh đạo thành phố.
Trong mục tiêu này, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp; phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; chuyển dần sang tự túc sản xuất được nguyên liệu, tự thiết kế, sản xuất.
Tầm nhìn đến năm 2050 xác định thành phố sẽ có nền công nghiệp phát triển hiện đại ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực, vươn tầm châu lục.
Đặc biệt trong diễn đàn năm 2024 là phiên đối thoại chính sách trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các tư lệnh ngành để làm cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi.
Thêm 1 điểm nổi bật khác là việc thành lập, ra mắt Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 theo thỏa thuận của lãnh đạo TP.HCM. Trung tâm được đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), được kỳ vọng đóng vai trò đầu mối thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới.
Lãnh đạo TP.HCM xác định phải đẩy nhanh chuyển đổi công nghiệp vì TP.HCM đang có dấu hiệu chậm lại, năng lực cạnh tranh giảm, đối mặt nhiều thách thức lớn làm suy yếu vai trò trung tâm công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Trong khi đó, chuyển đổi số và các ứng dụng của Cách mạng Công nghiệp 4.0, như Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc sản xuất thông minh, kết hợp sản xuất và vận hành thực tế với công nghệ kỹ thuật số, máy học và Dữ liệu lớn (Bigdata) sẽ tạo nên hệ sinh thái giúp các doanh nghiệp kết nối tốt hơn và bao quát hơn trong sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.
Trong kế hoạch chuyển đổi, lãnh đạo TP.HCM sẽ chuyển đổi công năng của 17 khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… với nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, phát huy vai trò chức năng của Trung tâm CMCN 4.0 (mới thành lập) trở thành nơi giao thoa giữa ý tưởng và kết quả cụ thể để giải quyết các bài toán chuyển đổi công nghiệp, thúc đẩy hiệu quả tiến trình xây dựng và phát triển thành phố.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.