Đây là lần trở lại của giải đấu sau 5 năm tạm xa người hâm mộ do đại dịch Covid- 19, kể từ lần thứ 13, được tổ chức tại thành phố biển Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, năm 2019.
Giải đấu năm 2024 được quy tụ 8 đội bóng, trong đó 3 đội đến từ các nước có nền bóng chuyền phát triển đó là CLB PFU Blue Cats (Nhật bản), đội tuyển U20 Thái Lan và đương kim vô địch mùa giải năm 2019 là CLB Tứ Xuyên (Trung Quốc) cùng tranh tài với 4 CLB mạnh của Việt Nam bao gồm: VTV - Bình Điền Long An, Binh chủng Thông tin Trường Tươi Bình Phước, Hóa chất Đức Giang Lào Cai, LPBank Ninh Bình và đội tuyển U20 Việt Nam.
Trải qua 9 ngày thi đấu từ 11-19/5 với 20 trận thư hùng giải đấu đã khép lại với Cúp vô địch thuộc về CLB PFU Blue Cats, các giải nhì, ba, tư và khuyến khích lần lượt là: LPBank Ninh Bình, CLB Binh chủng Thông tin Trường Tươi Bình Phước, VTV Bình Điền Long An, Hóa chất Đức Giang Lào Cai và giải phong cách thuộc CLB Tứ Xuyên.
Ban tổ chức cũng trao các giải cá nhân như chủ công xuất sắc nhất, phụ công xuất sắc nhất, chuyền 2 xuất sắc nhất, đối chuyền xuất sắc nhất, Libero xuất sắc nhất, VĐV trẻ triển vọng nhất và vận động viên xuất sắc toàn diện thuộc về Valdes Melissa (Nhật Bản).
Hoa khôi của giải thuộc về vận động viên Chen Peiyan (người Trung Quốc) CLB VTV Bình Điền Long An và 2 VĐV mặc áo dài đẹp nhất thuộc về Tichaya Boonlert (người Thái Lan), CLB Hóa chất Đức Giang và Lữ Thị Phương, CLB VTV Bình Điền Long An.
Sôi động cao nguyên
Giải đấu trở lại với thành phố cao nguyên xinh đẹp trong giữa lúc tỉnh Đắk Lắk đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh.
Bà H’ Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức địa phương của giải, nói: “Giải bóng chuyền nữ quốc tế tranh Cúp VTV9 - Bình Điền lần thứ 14 này đã làm tăng thêm tình cảm yêu thích, đam mê bóng chuyền nữ của người hâm mộ bằng những trận cầu đầy kịch tính, những pha bóng thật đẹp, thật cống hiến của các đội và các cầu thủ. Đây cũng là cơ sở tuyệt vời giúp cho bóng chuyền nữ Đắk Lắk học tập kỹ năng, kỹ thuật để nâng cao chất lượng chuyên môn”.
Diễn ra trong 9 ngày, người dân tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng, tại các tỉnh Tây Nguyên và cả nước nói chung đã được thưởng ngoạn những trận cầu mãn nhãn đến nghẹt thở của bóng chuyền nữ đỉnh cao. Khán đài nhà thi đấu tỏ ra quá bé nhỏ, nên lúc nào cũng chật cứng khán giả. Ban tổ chức phải đặt màn hình lớn ngoài sân để phục vụ người hâm mộ không thể có vé vào trong nhà thi đấu.
Ông Nguyễn Đình Kỳ, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết: Ban tổ chức đã tổ chức lễ khai mạc, bế mạc rất sôi động, đậm nét văn hóa Tây Nguyên. Lần đầu tiên chúng tôi được biết công nghệ Challenge, giống như VAR trong bóng đá, giúp trọng tài tổ chức trận đấu thật chính xác, công bằng, cầu thủ và lãnh đội yên tâm, tin tưởng. Hệ thống âm nhạc lớn nhịp nhàng với các pha bóng làm không khí trong nhà thi đấu thật sôi động.
Bà Vũ Thị Hoa, 70 tuổi, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông không giấu được sự phấn khích khi được chứng kiến trực tiếp những trận đấu. "Mặc dù nhà ở cách nhà thi đấu hơn 60 km, nhưng may có con gái đang làm công nhân tại đây nên tôi lên coi rồi về phòng trọ của con nghỉ. Tôi mê bóng chuyền nữ dữ lắm!”, bà Hoa nói.
Các ông Ngô Quốc Dân, Lê Mậu Chương, Lê Đình Vỳ… ở Bình Dương, Đồng Nai không có điều kiện tới nhà thi đấu ở Đắk Lắk, nhưng vẫn theo dõi không sót trận đấu nào qua màn ảnh nhỏ. Ai cũng hào hứng đến nghẹt thở, “đau tim” khi coi những trận cầu, như trận VTV Bình Điền Long An gặp Hóa chất Đức Giang Lào Cai.
Theo ông Từ Lương - Giám đốc kênh truyền hình VTV9, Trưởng ban tổ chức giải, mục tiêu số 1 là phục vụ nhân dân nên BTC luôn chọn, tạo điều kiện đăng cai cho các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa; ở đó người dân không có nhiều điều kiện được hưởng thụ những sản phẩm văn hóa- nghệ thuật và thể thao đỉnh cao. Trong thời gian tổ chức giải, BTC và các đội bóng luôn nhận được sự đồng hành, cổ vũ vô tư, nhiệt tình từ khán giả tại nhà thi đấu cũng như hàng triệu khán giả theo dõi qua các kênh truyền hình. Đặc biệt là hàng chục triệu lượt xem, bình luận, tương tác trên các nền tảng số - một kỷ lục mới về thu hút khán giả của giải năm nay.
Lan tỏa niềm đam mê nhờ chất lượng thi đấu và sự cống hiến
Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, đơn vị tài trợ chính và là nhà đồng tổ chức giải, cho biết: “Phương châm của chúng tôi là chọn và mời các CLB mạnh có nền bóng chuyền nữ phát triển để tham gia thi đấu, một mặt là giúp cho các vận động viên của các CLB bóng chuyền nữ trong nước được tiếp cận và cọ sát, mặt khác là lan tỏa niềm đam mê bóng chuyền cho người hâm mộ bằng những trận đấu hấp dẫn, kịch tính. Và chúng tôi luôn nỗ lực làm hết mình để Giải bóng chuyền nữ Cúp VTV9 - Bình Điền thành công, đóng góp nhiều thêm nữa cho bóng chuyền nữ nước nhà”.
Tiếp tục một trong những nét đẹp truyền thống của giải đấu, của Ban tổ chức và đơn vị tài trợ, tại giải đấu lần này, Lãnh đạo Công ty CP Phân bón Bình Điền đã đại diện Ban tổ chức đóng góp 1,4 tỷ đồng vào Quỹ để xây 20 căn nhà tình nghĩa cho tỉnh Đắk Lắk.
Ông Trần Đức Phấn, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, cho biết: Vận động viên tập luyện phải có thi đấu mới tiến bộ được. Các giải đấu như thế này là cơ hội cọ xát rất tốt cho cầu thủ. Qua đây, các vận động viên bóng chuyền Việt Nam tích lũy được kinh nghiệm từ những quốc gia có nền bóng chuyền phát triển. Đây là sân chơi bổ ích để các tài năng trẻ của bóng chuyền Việt Nam có cơ hội khẳng định được trình độ, bản lĩnh của mình ở những giải đấu lớn hơn trong tương lai.
Theo Ban tổ chức, việc mời gọi các đội bóng quốc tế tham gia giải này ngày càng thuận lợi hơn. Nhờ chất lượng, thương hiệu ngày được nâng lên của giải đấu và cả đất nước, con người Việt Nam, nhiều đội bóng, vận động viên sẵn sàng tham dự giải đấu.
“Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, con người thân thiện, ẩm thực rất ngon và phong phú. Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi hy vọng còn có nhiều dịp trở lại nữa”, vận động viên Valdes Melissa (Nhật Bản) cho biết.
Với những kết quả tích cực của giải đấu năm 2024 này, chúng ta mong chờ Giải Bóng chuyền quốc tế, tranh Cúp VTV9-Bình Điền cup lần thứ 15 vào năm 2026 sẽ được tổ chức tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).