Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Cụ thể, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không thuộc trường hợp phải lập dự án đầu tư, số lần giao dịch một năm không quá 10 lần và mỗi hợp đồng không quá 300 tỷ đồng. Như vậy tổng "hạn mức" một người kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không quá 3.000 tỷ đồng/năm. Trường hợp giao dịch một lần trong năm thì không tính giá trị. Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp, nhưng phải kê khai nộp thuế.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản thì phải thành lập doanh nghiệp (hoặc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã). Tuy nhiên người kinh doanh bất động sản với quy mô nhỏ thì không cần lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế. Tương tự, tổ chức bán, cho thuê nhà, công trình xây dựng hay một phần diện tích sàn xây dựng không nhằm để kinh doanh cũng bị giới hạn số lần mua bán và cũng phải kê khai nộp thuế.
Động thái này cho thấy, Nhà nước đang muốn siết chặt hoạt động đầu tư kinh bất động sản cá nhân. Về mặt cá nhân nhà đầu tư, quy định này đang hạn chế quyền đầu tư kinh doanh bất động sản.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, trong dư luận xã hội cũng dấy lên những ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến không đồng tình vì cho rằng, cá nhân kinh doanh bất động sản càng nhiều thì sẽ càng nộp thuế. Việc hạn chế giao dịch sẽ hạn chế tiền thuế trong bối cảnh thị trường bất động sản nước ta còn chưa thực sự phát triển.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình rất cao với nghị định của Chính phủ, vì quy định giới hạn giao dịch này nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá. Việc thu thuế cũng rất cần thiết nhưng, nếu để xảy ra tình trạng "bóng bóng" bất động sản thì hệ lụy là rất lớn.
Các chuyên gia bất động sản cũng đưa ra nhiều ý kiến về thực tế cá nhân có đủ năng lực thực hiện 10 giao dịch/năm và mỗi giao dịch đến 300 tỷ đồng hay không? Nếu cá nhân tìm cách luồn lách hoặc cá nhân có các hoạt động giao dịch vượt quy định thì chế tài xử phạt như thế nào? Việc hạn chế đầu cơ bất động sản là cần thiết nhưng cũng cần đồng bộ với các quy định khác để cơ quan chức năng không gặp khó khăn trong thực thi.
Theo các chuyên gia, nghị định mới của Chính phủ nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, khống chế việc mua bất động sản số lượng lớn rồi "ôm đất", "thổi giá". Qua đó, giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn.
Theo đó, việc khống chế về mặt số lượng như nghị định sẽ có tác dụng tích cực với thị trường bất động sản. Quy định sẽ góp phần làm minh bạch, rõ ràng hơn tiêu chí kinh doanh quy mô nhỏ của các cá nhân kinh doanh bất động sản. Từ đó giúp các cá nhân dễ dàng hơn trong các thủ tục bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.