Thứ năm, 19/09/2024

Giá đất mới khiến người dân lo tăng tiền sử dụng đất

04/08/2024 4:12 PM (GMT+7)

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có dự thảo bảng giá đất mới. Điều này khiến nhiều người dân lo vì tiền sử dụng đất tăng cao, kéo theo chi phí làm sổ đỏ cũng đội lên.

Theo nội dung dự thảo, giá đất mới hầu hết các khu vực tại TP.HCM đều tăng gấp nhiều lần.Với dự thảo này, nhiều người dân có đất thuộc diện đang chờ tách thửa, chờ lên thổ cư hoặc cấp sổ đỏ bày tỏ sự lo lắng chi phí sẽ tăng đột biến.

Chuyên gia Trần Khánh Quang, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất bảng giá đất mới tiệm cận với thị trường thì vô tình làm biến động về giá đất rất là lớn, gây "đột ngột" cho người dân. Đặc biệt là những người dân đang chờ lên thổ cư, tách thửa hoặc chờ cấp sổ. Người dân muốn hiểu rõ họ sẽ bị tác động như thế nào, đóng thuế như thế nào với bảng giá đất mới.

Liên quan đến việc này, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có nhiều văn bản đề nghị thành phố chưa nên ban hành bảng giá đất vì người dân sẽ bị ảnh hưởng về nghĩa vụ tài chính.

Giá đất mới khiến người dân lo tăng tiền sử dụng đất- Ảnh 1.

Dự thảo bảng giá đất thì người dân thuộc các trường hợp đang chờ tách thửa, chờ lên thổ cư hoặc chờ cấp sổ đỏ phải đóng tiền sử dụng đất tăng lên rất nhiều. Ảnh: Gia Linh

Đặc biệt là các trường hợp người dân phải nộp tiền sử dụng đất khi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất giấy chứng nhận); hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thành đất ở; hoặc xin tách thửa đất đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thành đất ở.

HoREA dẫn ra trường hợp ông A làm hồ sơ xin cấp "Giấy chứng nhận" cho căn nhà đã được xây dựng từ lâu trên thửa đất có diện tích 100 m2 tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh thuộc khu dân cư ổn định tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thửa đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp có giá là 200.000 đồng/m2 (vị trí 1) và giá đất đường Nguyễn Văn Linh là 6,8 triệu đồng/m2 trong bảng giá đất hiện hành.

Ông A chỉ phải nộp tiền sử dụng đất là 660 triệu đồng tính theo công thức sau đây: Tiền sử dụng đất phải nộp = 100 m2 x (6,8 triệu đồng/m2 - 0,2 triệu đồng/m2) = 660 triệu đồng.

Nếu tính tiền sử dụng đất theo Dự thảo bảng giá đất dự kiến, quy định đất nông nghiệp tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh có giá là 3,2 triệu đồng/m2 (vị trí 1) và giá đất đường Nguyễn Văn Linh là 65 triệu đồng/m2 (tăng 9,55 lần) thì ông A sẽ phải nộp tiền sử dụng đất là 6,18 tỷ đồng tính theo công thức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 100 m2 x (65 triệu đồng/m2 - 3,2 triệu đồng/m2) = 6,18 tỷ đồng.

Do vậy, nếu thực hiện theo Dự thảo bảng giá đất thì số tiền sử dụng đất mà người này phải nộp sẽ tăng 9,36 lần so với số tiền sử dụng đất nộp theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND.

HoREA dẫn thêm trường hợp thứ 2 là bà B đã có quyền dụng đất thửa đất 200 m2 tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh thuộc khu dân cư ổn định tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Do trước đây không đủ khả năng tài chính nên bà B chỉ xin cấp giấy chứng nhận cho phần diện tích 100 m2 đất ở đã xây dựng nhà, còn lại phần diện tích 100 m2 sân xi măng được xác định là đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trong giấy chứng nhận. Nay, bà B có nhu cầu làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với 100 m2 sân xi măng thành đất ở.

Tương tự như trường hợp ông A, nếu được tính tiền sử dụng đất theo quy định hiện nay thì bà B chỉ phải nộp thêm tiền sử dụng đất là 660 triệu đồng. Nhưng nếu phải tính tiền sử dụng đất theo Dự thảo bảng giá đất thì bà B sẽ phải nộp tiền sử dụng đất là 6,18 tỷ đồng tăng 9,36 lần so với số tiền sử dụng đất nộp theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND.

Trường hợp 3, ông C làm hồ sơ xin "tách thửa" 1.000 m2 đất nông nghiệp liền kề với thửa đất có nhà ở, đồng thời xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành 5 thửa đất ở, mỗi thửa có diện tích 200 m2 để chia cho các con.

Phần diện tích 1.000 m2 đất nông nghiệp này nằm tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh thuộc khu dân cư ổn định tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, nếu phải tính tiền sử dụng đất theo Dự thảo bảng giá đất đối với trường hợp đất nông nghiệp tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh có giá là 3,2 triệu đồng/m2 (vị trí 1) và giá đất đường Nguyễn Văn Linh là 65 triệu đồng/m2 thì ông C sẽ phải nộp tiền sử dụng đất là 61,8 tỷ đồng. Nếu chỉ tính tiền sử dụng đất theo bảng giá đất quy định hiện hành thì ông C chỉ phải nộp tiền sử dụng đất 6,6 tỷ đồng.

Số tiền sử dụng đất mà Ông C phải nộp theo Dự thảo bảng giá đất là 61,8 tỷ đồng sẽ tăng 9,36 lần so với số tiền sử dụng đất là 6,6 tỷ đồng nếu chỉ nộp theo bảng giá đất quy định tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND.

Như vậy, nếu áp dụng Dự thảo bảng giá đất thì người dân thuộc các trường hợp đang chờ tách thửa, chờ lên thổ cư hoặc chờ cấp sổ đỏ phải đóng tiền sử dụng đất tăng lên rất nhiều lần, thậm chí gần 10 lần so với việc áp dụng bảng giá đất hiện tại.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Yêu cầu các hãng hàng không có biện pháp để giảm thiểu khách bị từ chối nhập cảnh

Yêu cầu các hãng hàng không có biện pháp để giảm thiểu khách bị từ chối nhập cảnh

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng đang khai thác các chuyến bay thường lệ quốc tế đến Việt Nam có biện pháp hiệu quả để giảm thiểu hành khách bị từ chối nhập cảnh.

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn đảo chiều

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn đảo chiều

Bước vào 6 tháng cuối năm 2024, mức độ quan tâm đến một số phân khúc bất động sản của nhà đầu tư có xu hướng gia tăng tạo tín hiệu tích cực cho thị trường.

Thử thách cho chuyển đổi xanh không chỉ là nguồn vốn

Thử thách cho chuyển đổi xanh không chỉ là nguồn vốn

Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam còn quá non trẻ nên chưa thể hỗ trợ hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh vì mục tiêu phát triển bền vững.

Thiên đường chim giữa biển khơi

Thiên đường chim giữa biển khơi

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục Hòn Trứng, thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo, là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam.

Úc hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống điện tin cậy, giá cả phải chăng và giảm phát thải carbon

Úc hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống điện tin cậy, giá cả phải chăng và giảm phát thải carbon

Đó là những góc nhìn thực tiễn từ Australia cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Thúc đẩy giao thương doanh nghiệp chế tạo tại FBC ASEAN 2024

Thúc đẩy giao thương doanh nghiệp chế tạo tại FBC ASEAN 2024

Từ ngày 18 - 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) phối hợp với Công ty NC NetWork Việt Nam tổ chức Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo (FBC ASEAN 2024) với chủ đề “Hành trình từ linh kiện đến sản phẩm hoàn chỉnh”