Theo kết quả khảo sát 30.587 doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, có 42,2% doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh quý IV/2024 sẽ tốt lên so với quý III/2024; 40,4% số doanh nghiệp cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Theo đó, các chỉ số cân bằng của nhiều yếu tố như: đơn đặt hàng mới, sử dụng lao động và khối lượng sản xuất đều được dự báo sẽ tăng trưởng trong quý IV.
Chẳng hạn, chỉ số cân bằng về khối lượng sản xuất dự kiến đạt 25,4% so với mức 14,8% của quý III, cho thấy một sự hồi phục mạnh mẽ của ngành.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng lạc quan về khả năng tăng đơn hàng mới, với dự báo chỉ số cân bằng đạt 24,3% cho quý IV (so với 10,7% của quý III).
Về đơn đặt hàng, có 40,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng; 43,3% doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định và 16,2% doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm.
Riêng về đơn đặt hàng xuất khẩu, có 36% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới trong quý IV; 47,6% doanh nghiệp dự kiến ổn định và 16,4% doanh nghiệp dự kiến giảm.
Theo đó, khu vực doanh nghiệp vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) dự báo đạt kết quả khả quan nhất, với mức tăng dự báo cho khối lượng sản xuất và đơn hàng mới đều cao nhất trong các khu vực.
Tuy nhiên, trước những thách thức hiện tại, để thúc đẩy tăng trưởng, các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Theo đó, đối với các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, để giảm áp lực chi phí đầu vào tăng cao cho doanh nghiệp, 43,4% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Đối với nguồn nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất, 33,9% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có các chính sách để bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng và 25,4% doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành, địa phương phải ổn định nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Về lao động, 15,1% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động để đáp ứng các yêu cầu mới trong sản xuất.
Bên cạnh đó, 20,5% doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ logistics; 19,6% doanh nghiệp kiến nghị giảm tiền thuê đất cho sản xuất kinh doanh; 17,0% doanh nghiệp kiến nghị phải đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất.
Đối với thị trường đầu ra, để góp phần tăng khối lượng đơn hàng, 21,4% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục có các biện pháp kích cầu trong nước nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
Ngoài ra, 20,9% doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cần tăng cường xúc tiến thương mại, tìm thị trường mới, đối tác mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng lượng tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường trong và ngoài nước.
Về thủ tục hành chính, có 25,9% doanh nghiệp kiến nghị các cơ quan nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để thời gian chờ đợi và thực hiện các thủ tục hành chính của doanh nghiệp được rút ngắn đến mức tối đa.
Về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất: có 24,9% doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục, điều kiện vay vốn và được hỗ trợ quá trình hoàn thiện hồ sơ vay vốn nhanh hơn để doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất kinh doanh kịp thời và hiệu quả hơn...
Mặc dù, có tới 42,2% doanh nghiệp đánh giá xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh quý IV/2024 sẽ tốt lên nhưng Tổng cục Thống kê cũng vẫn chỉ ra những yếu tố chính khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn trong quý III/2024, đó là nhu cầu thị trường trong nước ở mức thấp, sự cạnh tranh ngày càng cao từ hàng hóa nội địa và nhu cầu hàng hóa tại các thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn.
Cụ thể, có 53% doanh nghiệp gặp khó khăn vì nhu cầu trong nước giảm sút, 50,6% đối diện với sự cạnh tranh trong nước và 31,6% gặp khó khăn vì xuất khẩu giảm sút do thị trường quốc tế chưa phục hồi.
Đánh giá về các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, vốn vẫn là điểm nghẽn lớn nhất của doanh nghiệp với 27,5% doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính; 21,7% doanh nghiệp gặp khó khăn do lãi suất vay vốn cao và vẫn còn 3,2% doanh nghiệp gặp khó khăn do không có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn vay.
Về lao động, có 21,2% doanh nghiệp gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động đáp ứng các yêu cầu về đơn hàng sản xuất của doanh nghiệp. Về nguyên, nhiên, vật liệu, vẫn còn 18,8% doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đánh giá về năng lực nội tại của doanh nghiệp, có 15% doanh nghiệp gặp khó khăn do thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp đã lạc hậu nhưng chưa có vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến hơn; 21,1% doanh nghiệp gặp khó khăn do sản phẩm doanh nghiệp sản xuất phải cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu cùng loại…
TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.
Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.