
Doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc "so găng" nảy lửa
Nguyễn Tường
06/04/2024 5:24 PM (GMT+7)
Nhiều công ty Trung Quốc đang dồn dập đổ vốn vào thị trường Việt Nam, nơi Hàn Quốc đang đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI). Chính các công ty Trung Quốc cũng phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu như các tập đoàn đa quốc gia khác.
Lĩnh vực sản xuất hút nhà đầu tư Trung Quốc
Tập đoàn Geleximco (Hà Nội) và thương hiệu xe năng lượng mới Omoda & Jaecoo (thuộc Tập đoàn Chery) ký hợp đồng liên doanh vào ngày 4/4/2024 để xây nhà máy tại Thái Bình vốn hơn 800 triệu USD, công suất 200.000 xe/năm.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 30/3, Tập đoàn BOE Bắc Kinh nhận giấy chứng nhận đầu tư để xây nhà máy thiết bị đầu cuối thông minh tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3. Với tổng đầu tư 277,5 triệu USD, BOE sẽ lắp ráp và sản xuất màn hình cho máy vi tính, tivi, bảng giá điện tử, bọ mạch… Dự kiến khi hoạt động năm 2026, BOE sẽ tuyển dụng hàng ngàn lao động.

Ông Hà Hồng Băng (ở giữa), Tổng Giám đốc Công Ty BOE Việt Nam, nhận giấy chứng nhận đầu tư dự án 277,5 triệu USD ngày 30/3/2024. Ảnh: Ban tổ chức sự kiện
Đây là dự án đầu tư thứ 2 tại Việt Nam của BOE sau dự án sản xuất tương tự tại tỉnh Đồng Nai được đưa vào khai thác năm 2019.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam (công ty con của nhà sản xuất đồ điện tử, thiết bị máy móc, thiết bị y tế Tripod từ Đài Loan - Trung Quốc) cũng nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án "Nhà máy Electronic Tripod Việt Nam" tại KCN Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD.

Ông Lu Cheng Ming (ở giữa), Tổng Giám đốc Electronic Tripod Việt Nam nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án 250 triệu USD. ngày 30/3/2024. Ảnh: Ban tổ chức sự kiện
"Ông lớn" điện tử Goertek từ Trung Quốc đang tích cực mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Goertek là một trong những nhà cung cấp lớn của "táo khuyết" Apple và Goertek Vina, công ty con của Goertek với các nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh, hiện nay đang tuyển thêm 1.000 công nhân sản xuất linh kiện điện tử.
Năm 2013, Goertek đầu tư vào Bắc Ninh bằng việc thành lập Goertek Vina tại Khu công nghiệp Quế Võ. Qua 10 năm, tập đoàn không ngừng phát triển và mở rộng tại Bắc Ninh với 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 905 triệu USD tính đến năm 2023, theo số liệu của tỉnh.
Cụ thể, Goertek Vina có vốn đầu tư 60 triệu USD; Goertek Technology Vina vốn đầu tư 565 triệu USD. Tháng 3/2023, tập đoàn tiếp tục đầu tư thêm 1 dự án tại Khu công nghiệp Nam Sơn- Hạp Lĩnh (Bắc Ninh) với tổng vốn 280 triệu USD.
Đầu năm 2024, thông tin từ tập đoàn Goertek cho thấy họ chuẩn bị bỏ ra 280 triệu USD nữa để thành lập một công ty con tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu "mở rộng kinh doanh và hoạt động lâu dài"…
Dự án mới sẽ sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng, từ AirPods và đồng hồ thông minh đến thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường.
Theo hồ sơ được gửi tới Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến nơi Goertek được niêm yết, dự án này sẽ đáp ứng cả kế hoạch phát triển trong tương lai của Goertek.
Tại tỉnh Bắc Giang gần Bắc Ninh, tập đoàn công nghệ Trung Quốc Luxshare-ICT (cũng là nhà cung cấp của Apple) đang có nhu cầu tới 47.300 lao động mới cho các nhà máy của Luxshare ở Khu công nghiệp Quang Châu và KCN Vân Trung, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 28/3/2024, ông Lương Thanh Tùng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Gelex trả lời cổ đông rằng BYD, tập đoàn sản xuất xe điện số 1 Trung Quốc, đã quyết định chọn Khu công nghiệp Phú Hà (tỉnh Phú Thọ) của công ty Viglacera – thành viên của Gelex – để nghiên cứu xây dựng nhà máy "khủng" trên diện tích 100 hectare. Về quy mô 100 ha là 1km2. Để dễ hình dung, giả sử lô đất này là hình vuông, thì mỗi cạnh của nó dài tới 1km.
Tại cuộc gặp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vào tháng 5/2023 ở Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn BYD, ông Wang Chuanfu, nêu dự định của BYD sẽ xây nhà máy đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, theo lời Chủ tịch HĐQT của Gelex, địa điểm được chọn là KCN Phú Hà ở Phú Thọ.
Hiện nay, công ty sản xuất xe điện 2 bánh Yadea cũng của Trung Quốc đang gấp rút xây nhà máy thứ 2 tại Bắc Giang công suất 2 triệu xe máy/năm, gấp 4 lần so với nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động năm 2019 ở tỉnh này. Dự kiến 30% sản lượng nhà máy mới sẽ xuất đi Philippines, Thái Lan, Malaysia và Lào.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH & ĐT) cho thấy nếu tính các dự án FDI mới, Trung Quốc đã vượt qua các nước mạnh khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Quý 1/2024, Trung Quốc chiếm 27,8% trong số 644 dự án mới được cấp phép.
Doanh nghiệp Hàn Quốc phải chịu cạnh tranh khốc liệt
Từ Samsung, LG, Hyundai, SK Group, Hyosung hay Lotte và CJ đến Hana Micron (sản xuất chip bán dẫn), các công ty Hàn Quốc từ lâu đã dẫn đầu về FDI tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
Năm 2023, Hàn Quốc đứng thứ 4 về FDI vào Việt Nam, xếp sau Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục và Singapore. Tuy nhiên, tính luôn từ trước tới nay, cụ thể là ngày 20/3/2024 theo số liệu của Bộ KH & ĐT, tổng vốn FDI đăng ký từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 86,9 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn FDI, cách khá xa vị trí thứ hai là Singapore với hơn 77,2 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc).
Năm 2008, Samsung chính thức đổ vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh, kéo theo làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc khác. Từ số vốn 670 triệu USD đầu tư ban đầu, đến nay Samsung đã bơm tới 22 tỷ USD vào Việt Nam nhưng vẫn chưa dừng lại.

Ông Kim Hyong-mo, Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) tại Hà Nội. Ảnh: báo Nikkei
Cần chú ý rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện nay đang bị các công ty Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ tại Việt Nam. Đây là nhận xét của ông Kim Hyong-mo, trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) tại Hà Nội, trên báo Nikkei của Nhật Bản ngày 4/4/2024.
Với câu hỏi liệu các công ty Hàn Quốc có chuyển sang các nước khác như Ấn Độ hay không, ông Kim trả lời: "Xét đến bối cảnh nhiều công ty Hàn Quốc chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam vì chi phí lao động rẻ hơn, việc chi phí lao động ở Việt Nam sẽ tăng là điều khó tránh khỏi. Các nhà đầu cũng có nhu cầu tìm kiếm các địa điểm đầu tư thay thế cho Việt Nam, nhưng sẽ không dễ tìm được".
Ông Kim nhấn mạnh rằng các công ty thành viên KCCI mà ông nói chuyện gần đây không cân nhắc việc rút khỏi Việt Nam hoặc dừng các kế hoạch đầu tư.
Ông giải thích: "Vì các công ty Hàn Quốc đã khẳng định vững chắc vị thế của mình thông qua thương mại, đầu tư và tiếp tục hoạt động sản xuất tại Việt Nam".
Australia hỗ trợ tìm kiếm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê Việt Nam
Cuộc thi “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê” nhằm góp phần nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng của ngành cà phê Việt Nam, hướng tới kỷ nguyên cà phê thông minh.
Chuỗi bán lẻ lớn nhất Châu Âu chọn Việt Nam, Malaysia để củng cố chuỗi cung ứng
Lidl bổ sung các cảng ở TP. Hồ Chí Minh và ở Malaysia vào tuyến vận chuyển của mình để giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc.
Trước thềm hạn chót đàm phán thương mại với Mỹ: Đông Nam Á gặp nhiều thách thức
Trong khi thời gian đàm phán thương mại gấp rút, khu vực Đông Nam Á không chỉ phải cạnh tranh với phần còn lại của thế giới mà còn với cả chính mình để giành được một thỏa thuận có lợi nhất với chính quyền Trump, chuyên gia rủi ro chính trị Singapore Hasan Jafri bình luận.
Mỹ bất ngờ lùi thời hạn chót đàm phán thương mại
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Scott Bessent, hôm thứ Sáu cho biết ông tin rằng các cuộc đàm phán thương mại có thể sẽ được “hoàn tất” vào dịp Lễ Lao động (Labor Day) vào ngày 1/9, đưa ra một khung thời gian linh hoạt hơn so với hạn chót trước đó là ngày 9/7.
Hai siêu tàu chở dầu quay đầu ở Eo biển Hormuz, giá dầu tăng vọt sau khi Mỹ không kích Iran
Theo Bloomberg, Coswisdom Lake và South Loyalty, cả hai đều có khả năng vận chuyển khoảng 2 triệu thùng dầu thô, đã quay đầu ở Eo biển Hormuz sau khi Mỹ không kích Iran làm gia tăng nguy cơ xung đột trong khu vực.
Người Hà Nội nô nức đổi xăng lấy điện: “Xe máy VinFast nhẹ, êm, dễ điều khiển”
Sự kiện “Đổi xăng lấy điện – Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng Thủ đô. Nhiều vị khách đã tìm được chiếc xe ưng ý và quyết định “bỏ xăng, lên đời điện” ngay tại sự kiện.