FIDC (tên đầy đủ: Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa) đang nợ Công ty Cấp nước Phú Mỹ (PhuMy Wasuco) hơn 17,1 tỷ đồng từ tháng 10/2023 bất chấp việc các nhà đầu tư thứ cấp (các công ty bên trong Mỹ Xuân A2) vẫn đóng tiền nước cho FIDC.
Vì FIDC chưa chịu thanh toán số nợ này, PhuMy Wasuco đã giảm 50% áp lực và lưu lượng nước vào KCN Mỹ Xuân A2, bắt đầu từ 15/2. Ngoài ra, PhuMy Wasuco đã thông báo sẽ ngừng cấp nước vào ngày 22/2 nếu không nhận được phản hồi của FIDC về phương án và lộ trình trả nợ.
Trước khi giảm áp lực và lượng nước, PhuMy Wasuco đã có văn bản thông báo gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
Theo PhuMy Wasuco, đến ngày 22/2 mà FIDC vẫn không thanh toán hay giải quyết thì tổng dư nợ tính luôn cả phát sinh sẽ hơn 21 tỷ đồng.
Công ty cấp nước của thị xã Phú Mỹ cho biết UBND tỉnh có văn bản vào ngày 8/2 chỉ đạo FIDC tiến hành làm việc cùng đơn vị và các cơ quan để giải quyết các vấn đề vướng mắc, không làm gián đoạn hoạt động của các nhà đầu tư thứ cấp trong KCN Mỹ Xuân A2.
Được biết từ tháng 11/2023, FIDC nâng phí xử lý nước thải từ 5.208 đồng/m3 lên 15.300 đồng/m3 (tăng 194%). Theo ghi nhận của các ngành chức năng tỉnh, chủ đầu tư này cũng tự ý đặt barie để kiểm soát, mở hay chặn cho xe ra vào KCN. FIDC còn tự ý dựng biển báo giao thông bên trong KCN.
Sau đó, FIDC đã thanh toán một phần tiền nước với số tiền 1,5 tỉ đồng, còn nợ lại hơn hơn 17,1 tỉ.
Vấn đề ở chỗ, từ tháng 10/2023 đến nay, các doanh nghiệp thuê đất trong KCN Mỹ Xuân A2 đã đóng tiền nước đầy đủ cho chủ đầu tư là FDIC. Tuy nhiên, chủ đầu tư này đã không thanh toán nợ với công ty cấp nước, không giải thích lý do kéo dài nợ.
Tại KCN Mỹ Xuân A2 đang có hơn 40 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, chủ yếu là các ngành nghề dệt may, thuộc da, linh kiện điện tử, gia công cơ khí, bao bì, hạt nhựa, may mặc, thiết bị y tế, gia dụng…
Trong tháng 1/2024, chủ đầu tư KCN Mỹ Xuân A2 tự ý tăng các loại phí lên các nhà đầu tư thứ cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp thuê đất đã phản ảnh lên chính quyền. Sau đó, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng đi kiểm tra.
Trong quá trình các ngành chức năng của tỉnh vào cuộc kiểm tra, phía chủ đầu tư đã bất hợp tác để giải quyết các vấn đề được phản ảnh.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khẳng định nếu chủ đầu tư không tuân thủ các quy định pháp luật và không có trách nhiệm cùng nhau giải quyết các tồn đọng thì sẽ chỉ đạo chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp trong KCN Mỹ Xuân A2, liên tục từ giữa đến cuối năm 2023, FIDC đã tự ý đưa ra quy định mới để nâng giá các dịch vụ. Điển hình như việc thu gom chất thải riêng lẻ trong KCN do FIDC đảm nhiệm với giá 400.000 đồng/m3. Các loại xe thu gom chất thải dạng lỏng từ bên ngoài không được phép vào KCN này.
Chưa hết, từ tháng 11/2023, FIDC nâng phí xử lý nước thải từ 5.208 đồng/m3 lên 15.300 đồng/m3 (tăng 194%), trái với điều khoản trong hợp đồng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.