Đây là một trong những chương trình mới nhất của ADB ngoài các sứ mệnh hỗ trợ phát triển và giảm nghèo trong khu vực.
ADB ngày 29/9 công bố những cải cách vốn mới nhằm tăng vốn cho vay thêm 100 tỷ USD trong 10 năm tới cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngân hàng quốc tế này cho biết đang điều chỉnh khẩu vị rủi ro và giảm mức vốn hóa tối thiểu theo cách duy trì được mức xếp hạng tín dụng AAA nhưng vẫn cho phép ADB mở rộng cam kết cho vay thêm gần 40% lên khoảng 36 tỷ USD mỗi năm.
Như vậy, tổng cộng vốn cho vay của riêng ADB trong 10 năm tới cho khu vực sẽ là 360 tỷ USD.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) trước đây trong năm 2023 cũng công bố các biện pháp tương tự để tăng vốn cho vay của WB thêm 50 tỷ USD trong vòng 10 năm.
Bà Roberta Casali, Phó Chủ tịch phụ trách Tài chính và Quản lý Rủi ro của ADB, cho biết ADB có truyền thống áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn, duy trì tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro cao hơn WB và các ngân hàng phát triển quốc tế khác.
Vì vậy, khi áp dụng cách tiếp cận chi tiết hơn đối với việc phân tích rủi ro và điều chỉnh giảm ước tính các tổn thất ngoài dự kiến, ADB có nhiều dư địa hơn để trích ra các khoản cho vay mới từ cấu trúc vốn của mình so với một số ngân hàng khác.
Ngoài ra, ADB còn xây dựng Quỹ Dự phòng cho vay phản chu kỳ trị giá 12 tỷ USD để sẵn sàng hỗ trợ các nước thành viên gồm Việt Nam vào những thời điểm khủng hoảng, giúp các nước ổn định và tránh những tổn thất từ vay nợ.
Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa cho biết những nguồn lực mới sẽ giúp khu vực kiểm soát các cuộc khủng hoảng phức tạp, giải quyết bất bình đẳng giới và đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong bối cảnh thách thức hiện hữu của biến đổi khí hậu.
Ngày 28/9, WB cho biết đang đề xuất các biện pháp vốn mới để bổ sung hơn 100 tỷ USD cho các khoản vay mới trong 10 năm, ngoài 50 tỷ USD đã công bố trước đó.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.