Cuối năm 2023, Tập đoàn PAN gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) và Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC), cùng với Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh phân bón Bình Điền II - 2 Phong đã ký kết biên bản hợp tác xây dựng mô hình canh tác theo chuỗi giá trị lúa gạo tại khu vực ĐBSCL.
Cụ thể là Đề án Nâng cao thu nhập người trồng lúa - Nâng cao chất lượng lúa gạo phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh. Chương trình được thực hiện tại 6 điểm trên địa bàn tỉnh An Giang, tổng diện tích gần 20ha. Đến nay, những ruộng lúa tham gia đề án này đã bước vào giai đoạn thu hoạch.
Ruộng lúa của anh Nguyễn Văn Sang (xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đang chín vàng, bông lúa trĩu hạt chắc nịch là một trong số đó.
Anh Sang cho biết, ruộng lúa của anh còn khoảng 1 tuần nữa thu hoạch, cây lúa còn màu xanh, hạt chắc nên năng suất ổn định. Vụ này anh Sang tham gia mô hình canh tác lúa bền vững, do đó thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất như: giảm lượng giống, giảm lượng phân, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật…
“Về lượng giống tham gia mô hình này, tôi chỉ sử dụng 90kg/ha. Đối với phân bón tôi bón làm hai đợt, đợt đầu bón vào khoảng 8 - 12 ngày sau sạ, lượng phân sử dụng khoảng 250kg/ha; đợt hai bón vào giai đoạn đón đòng khoảng 100kg/ha”, anh Sang cho biết.
Nói thêm về việc giảm lượng phân bón, anh Sang cho biết anh đang dùng hai sản phẩm phân bón Lúa Xanh và Chắc Hạt của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh phân bón Bình Điền II - 2 Phong.
“Sử dụng phân bón này lúa chỉ phát triển tầm tầm thôi, không phát triển hỗn, khi phát triển như thế dịch bệnh sẽ ít. Tôi giảm được 2 lần phun thuốc trong vụ này và dịch đạo ôn được giảm triệt để. Riêng về lượng nước tưới cũng giảm được đáng kể, tổng vụ tôi giảm được khoảng 30% chi phí”, anh Sang nói.
Được biết, Đề án Nâng cao thu nhập người trồng lúa - Nâng cao chất lượng lúa gạo phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh do Tập đoàn PAN gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) và Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC), cùng với Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh phân bón Bình Điền II - 2 Phong ký kết trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023.
Theo đó, ba đơn vị thống nhất cùng nhau kết hợp xây dựng bộ giải pháp kỹ thuật giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo an toàn thực phẩm. Giải pháp bao gồm giống của Vinaseed, phân bón của 2 Phong và kiểm soát dịch hại của VFC.
Đề án hỗ trợ bà con nông dân từ đầu vào gồm nguồn giống chất lượng, quy trình canh tác tiêu chuẩn, đến các giải pháp phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát dịch hại, sau đó gắn liền với việc bao tiêu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản cuối cùng. Tất cả nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao thu nhập nông dân trên địa bàn, kế hoạch đến 2025, tầm nhìn 2030.
Ông Nguyễn Văn Kha - Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) cho biết, trong mô hình hợp tác ba bên, đã chuyển giao quy trình canh tác khép kín liên quan đến giống, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón cho nông dân.
“Những mô hình chúng tôi hướng đến giảm giống, giảm phân bón và giảm số lần phun thuốc. Làm sao giảm triệt để các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính trong canh tác lúa. Đồng thời giảm các chi phí đầu vào giúp bà con nâng cao thu nhập”, ông Kha nói.
Ông Lê Quốc Phong - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh phân bón Bình Điền II - 2 Phong cho biết, mục tiêu của đề án lần này là tạo ra được quy trình canh tác lúa bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con, hướng đến giảm phát thải khí nhà kính.
“Đây là một chương trình rất dài, là tiền đề để thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" của Chính phủ. Vụ Hè Thu sắp tới chúng tôi sẽ triển khai đề án này rộng hơn, tổng diện tích trên 300ha và làm trong 6 tỉnh. Chúng tôi sẽ xây dựng các mô hình đối chứng. Qua đó, để nông dân thấy được hiệu quả của đề án này, đồng thời điều chỉnh quy trình cho phù hợp”, ông Phong nói.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…
Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.
93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TP.HCM công nhận là những doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu. Họ đóng góp ngân sách tổng cộng 16.429 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 58.257 lao động.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.