Lãi suất huy động và cho vay đang giảm mạnh. Hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh lãi suất huy động. Nhiều nhà băng liên tục tung ra gói vay ưu đãi tiêu dùng, mua nhà, ô tô... thậm chí vay để trả nợ cho các ngân hàng khác.
Theo tìm hiểu của Thế Giới Tiếp Thị, hiện có tới 23 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động. Trong đó, cả 4 ngân hàng nhóm Big 4 gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, với mức giảm từ 0,2-0,3 điểm phần trăm. Lãi suất huy động cao nhất ở các ngân hàng này hiện chỉ còn 5,5%.
Nhiều ngân hàng thương mại tuần qua cũng đã thông báo giảm lãi suất huy động, đặc biệt đối với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Báo cáo của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá mặt bằng lãi suất huy động hiện tại đã tiến sát mức thấp trong giai đoạn đại dịch Covid-19. BVSC nhận định, động thái này sẽ khiến lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại khác sẽ tiếp tục có diễn biến giảm, từ đó đưa mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống, thúc đẩy tín dụng trong các tháng cuối năm.
Ở kỳ hạn 1 tháng, hiện nhóm Big 4 đang có lãi suất huy động thấp nhất, với 3%/năm.
Với kỳ hạn 6 tháng, chỉ còn 5 ngân hàng duy trì mức lãi suất trên 6%/năm, là Ngân hàng Bảo Việt (6,1%/năm), Đông Á và Xây dựng (6,2%/năm), Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB) và Ngân hàng Quốc dân (NCB) (6,3%/năm).
Ở kỳ hạn 12 tháng, còn 8/32 ngân hàng duy trì mức lãi suất huy động trên 6%/năm. Trong khi đó, ở kỳ hạn 24 tháng, mức lãi suất huy động trên 6%/năm hiện vẫn đang chiếm quá bán.
Theo đà giảm của lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng có xu hướng giảm sâu. Các ngân hàng không chỉ giảm lãi mà còn tung ra nhiều gói ưu đãi lãi suất 6-7%/năm trong thời gian đầu.
Chẳng hạn, tại Agribank, từ đầu năm đến nay đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, với mức giảm từ 1,3-2,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, 2-3%/năm đối với lĩnh vực tiêu dùng và 3-4%/năm đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản...
Agribank cũng đồng thời triển khai 7 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất thấp hơn từ 2-3% so với lãi suất cho vay thông thường…
Tuy nhiên, tính đến 31/8/2023, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank mới chỉ đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 2,4% so với đầu năm.
Hoặc tại BIDV, trong 8 tháng năm 2023, nhà băng này đã 4 lần giảm lãi vay. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng tính tới cuối tháng 8 của nhà băng này cũng mới tăng 5,72% so với chỉ tiêu cả năm là 14%.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đang tăng khá khiêm tốn, đến cuối tháng 8 mới khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, chỉ đạt 5,33%, thấp hơn nhiều so với mức 9,87% của cùng kỳ năm trước và cách xa so với mục tiêu 13-14% đã đề ra cho năm 2023.
Như vậy, dư địa tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm còn rất lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế, mặt bằng lãi suất nói chung đã giảm, song thực tế, lãi suất vay của một số ngân hàng vẫn neo ở mức cao từ 10-13%/năm, nhất là với những khoản vay cũ.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp và người dân phản ánh, mức lãi suất thấp chỉ được các ngân hàng áp dụng trong thời gian đầu rất ngắn (từ 6 đến 12 tháng), sau đó sẽ thả nổi và cộng với biên độ khoảng 3,5%/năm.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, trong năm nay Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, kéo lãi suất huy động giảm xuống 3-4%, lãi suất cho vay cũng giảm ít nhất 2% từ đầu năm nay đến nay.
Song, ông Hiếu cho rằng con số này chưa đủ để hỗ trợ các doanh nghiệp. Thực tế là ngân hàng đang "thừa tiền", trong khi tăng trưởng tín dụng 8 tháng chỉ đạt 5,3%, còn cách quá xa mục tiêu là 14% cả năm nay.
"Ngân hàng ế vốn nhưng doanh nghiệp thiếu vốn, tại sao có nghịch lý này?". Ông Hiếu đặt câu hỏi và cho rằng rủi ro của nền kinh tế đang tăng lên, doanh nghiệp không có đơn đặt hàng, không cần thêm vốn vì càng sản xuất ra thỉ tồn kho càng tăng, càng vay càng lỗ, nên họ không dám và cũng không muốn vay.
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định tác động của việc giảm lãi suất điều hành và tình trạng dư thừa nguồn vốn tín dụng đã góp phần đáng kể vào việc giảm mạnh lãi suất cho vay gần đây.
Thêm vào đó, Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39, quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9/2023, tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người dân có thể vay vốn mới với lãi suất thấp hơn để trả nợ các khoản vay lãi suất cao ở ngân hàng khác.
"Các chính sách này đang giúp giảm gánh nặng chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tín dụng trong những tháng cuối năm", ông Phương kỳ vọng.
Dù còn nhiều tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ 2025, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn đã có kế hoạch bán vé tàu sớm để phục vụ các cơ quan, tập thể.
"Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục hậu quả mưa lũ trắng trời ở miền Trung năm 2020, lần này, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân, tôi tin chắc sản xuất nông nghiệp sẽ nhanh chóng được phục hồi" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.
GS. TSKH Nguyễn Mại băn khoăn, mục đích của việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Nằm trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024, chương trình nghệ thuật áo dài “Linh Phụng” sẽ là điểm nhấn khẳng định vị thế của Huế - kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tại Nhà hát sông Hương – TP. Huế.
Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình hài mà tỉnh mong muốn hướng đến trong 25 năm tiếp theo.
Ngày 11/9/2024, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.