
Chủ tịch HoREA: Ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản "như những người cùng trên một con thuyền"
Quốc Hải
19/02/2023 3:11 PM (GMT+7)
Ông Lê Hoàng Châu nói HoREA kỳ vọng các tổ chức tín dụng "thấu hiểu" và chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản "như những người cùng trên một con thuyền", phải cùng chèo chống vượt qua cơn phong ba bão táp dữ dội hiện nay.

Theo HoREA, năm 2022, đã có 16 ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ giảm lãi vay cho một số đối tượng, nhưng chỉ với giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng. Ảnh: Quốc Hải
Bơm thêm khoảng 240.000 tỷ đồng vào nền kinh tế hơi chậm!
Theo ông Châu, dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết tổng dư nợ tín dụng năm 2022 trên địa bàn khoảng 3,2 triệu tỷ đồng, trong đó tín dụng bất động sản chiếm khoảng 28%, tương đương 896.000 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 16% (thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước 24,27%), và cao hơn không nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của thành phố, là 13,8%.
Nhưng, đáng lưu ý, trong đó có đến 70% là tín dụng tiêu dùng bất động sản, tương đương 627.200 tỷ đồng của cá nhân, hộ gia đình vay để xây nhà, sửa chữa nhà, mua nhà.
"Như vậy, nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản chỉ chiếm 30%, tương đương 268.800 tỷ đồng, trong lúc lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 11% GDP (so với cách tính đầy đủ hơn của Trung Quốc thì lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 25% GDP). Có nghĩa là các doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng", ông Châu nói.
"Doanh nghiệp có khoản vay tín dụng đã bị xếp vào nợ xấu "nhóm 2" hoặc "nhóm 3" mà nếu không được "khoanh" khoản nợ xấu này thì không thể tiếp cận được khoản vay mới, để có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh, hoặc bị "nhảy nhóm nợ xấu hơn" - ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.
Theo Chủ tịch HoREA, vào quý 3/2022 đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, và người mua nhà khó vay vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Nhiều hợp đồng tín dụng bị ngưng giải ngân giữa chừng gây khó khăn rất lớn ngân cho người vay, nên HoREA và nhiều chuyên gia đã đề nghị nới "room" tín dụng năm 2022 thêm 1-2%, mà tốt nhất là nới "room" vào đầu quý 4/2022.
"Rất tiếc, mãi đến ngày 5/12/2022, Ngân hàng Nhà nước mới cho phép nới "room" tín dụng thêm 1,5-2%, tương đương bơm thêm khoảng 240.000 tỷ đồng vào nền kinh tế. Nhưng thời gian làm việc chỉ còn 20 ngày là hết năm (từ 5 - 31/12/2022).

Doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà ngày càng khó vay vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Ảnh: Quang Duy
Trái ngược với tình cảnh cực kỳ khó khăn của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, thì các ngân hàng lại có "gam màu tươi sáng" khi lợi nhuận tăng "liên tục", tăng "bền vững", năm sau cao hơn năm trước trong cả 3 năm dịch Covid-19.
Trong khi đó, theo Chủ tịch HoREA, năm 2022, có 16 ngân hàng thương mại cam kết hỗ trợ giảm lãi vay cho một số đối tượng, nhưng chỉ với giá trị khoảng 3.500 tỷ đồng.
Kiến nghị ban hành thông tư "nới tiêu chí" nhưng không "hạ chuẩn tín dụng"
HoREA đang kiến nghị Chính phủ xem xét, cho phép Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư (mới) tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN, "nới tiêu chí" nhưng không phải là "hạ chuẩn tín dụng", để doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn.
Cụ thể, trong thời hạn từ 12-24 tháng, các DN được giữ nguyên nhóm nợ, được "khoanh nợ xấu" đối với một số khoản nợ "nhóm 2, nhóm 3", để được vay vốn tín dụng mới với dự án bất động sản có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc.

Theo HoREA, nhiều hợp đồng tín dụng bị ngưng giải ngân giữa chừng gây khó khăn rất lớn cho người vay. Ảnh: Quang Duy
Tiếp đó, HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung điểm C và điểm D khoản 5 Điều 1 Thông tư số 08/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 16 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN) giãn "lộ trình", quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa 34% nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung dài hạn đến hết ngày 31/12/2024, và về mức 30% kể từ ngày 1/1/2025, để có thêm nguồn vốn cho vay.
Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bãi bỏ điểm A khoản 8 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN, không cấm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành, để phù hợp với Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Ông Lê Hoàng Châu:"Theo báo cáo tài chính của 28 tổ chức tín dụng trong nước, thì tổng lợi nhuận ròng (sau thuế) năm 2022 đạt khoảng 197.020 tỷ đồng (tương đương 8,3 tỷ USD), với tỷ suất lợi nhuận khoảng 22% trên vốn chủ sở hữu, là rất cao.
Năm 2021, các ngân hàng đạt khoảng 145.550 tỷ đồng (tương đương 6,1 tỷ USD) với tỷ suất lợi nhuận khoảng 19,6% trên vốn chủ sở hữu. Năm 2020, các ngân hàng đạt khoảng 109.089 tỷ đồng (tương đương 4,6 tỷ USD) với tỷ suất lợi nhuận khoảng 17,8% trên vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung, lợi nhuận năm 2022 của các ngân hàng tăng 35% so với năm 2021; lợi nhuận năm 2021 tăng 33% so với năm 2020".
UBND TP.HCM họp với 6 doanh nghiệp, tìm cách "cứu" 7 dự án bất động sản
19/02/2023 06:46Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản
18/02/2023 09:14Cổ phiếu bất động sản ra sao sau hội nghị Thủ tướng gỡ khó thị trường?
17/02/2023 19:33
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.
Thấy tiềm năng kinh tế của Việt Nam, Úc ra sức đẩy mạnh thương mại và đầu tư
Việt Nam đang nổi lên như một điểm sáng kinh tế và thậm chí được dự báo sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù gần gũi về địa lý và có nhiều lợi ích chung, sự hiện diện kinh tế của Úc tại Việt Nam vẫn khá mờ nhạt nhưng chính phủ Úc đang nỗ lực để thay đổi tình hình, theo The Conversation.
V-GREEN ký MOU với 4 đối tác để triển khai 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia, dự kiến tổng đầu tư 300 triệu USD
Jakarta, ngày 09/05/2025 – Công ty Phát triển Trạm sạc toàn cầu V-GREEN công bố ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với 4 đối tác chiến lược nhằm triển khai tổng cộng 63.000 cổng sạc dành riêng cho xe điện VinFast tại Indonesia trong năm 2025, gấp đôi so với mục tiêu công bố trước đó.