Thứ năm, 21/11/2024

Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản

18/02/2023 9:14 AM (GMT+7)

Ngân hàng Nhà nước đã họp với các ngân hàng thương mại, đồng ý dành gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất vay bình quân trên thị trường.

Phát biểu tại Hội nghị “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 17/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, NHNN nhận thấy có riêng một gói tín dụng cho lĩnh vực này cũng là cần thiết. Bởi để tăng cung về nhà ở xã hội, giúp giảm mất cân đối với thị trường bất động sản, nhưng nguồn vốn từ đâu phải cân nhắc.

Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản - Ảnh 1.

Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân... Ảnh minh họa: NDH

4 ngân hàng lớn dành gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

NHNN đã họp với 4 ngân hàng lớn (Big4). Các ngân hàng này đồng ý dành một gói tín dụng cho lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trị giá 120.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay cả doanh nghiệp và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Cũng theo Thống đốc, đây mới là 4 ngân hàng thương mại nhà nước, nếu các ngân hàng thương mại khác tham gia gói này thì nguồn vốn cho chương trình này sẽ được nhiều hơn. NHNN khẳng định trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng này thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn.

Phân khúc nhà ở có giá trị thấp và nhà ở xã hội đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2022, cả nước có 682 dự án với 301.967 căn hộ, dự án nhà ở xã hội có 150 dự án, 19.967 căn hộ. Chính vì vậy, việc cải thiện và thúc đẩy nguồn vốn cho thị trường bất động sản này là cần thiết, phải có những giải pháp thúc đẩy nguồn cung với doanh nghiệp xây dựng phân khúc này.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực này là cần thiết, để tăng cung, giúp giảm mất cân đối với thị trường. NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này. Quan điểm của NHNN là để hướng tới thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững thì phải hướng tới phục vụ đa số người dân, đặc biệt là người có nhu cầu thực về nhà ở, hạn chế tình trạng đầu cơ, trục lợi.

Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản - Ảnh 2.

TP.HCM gần như không còn căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng, người lao động thu nhập trung bình rất khó có cơ hội mua nhà ở. Ảnh minh họa QT

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp. Thủ tướng hoan nghênh Thống đốc NHNN đã báo cáo về gói tín dụng cho lĩnh vực này. Chính phủ sẽ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

NHNN cũng không có room riêng kiểm soát tín dụng về bất động sản

Về những khó khăn các doanh nghiệp bất động sản kiến nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói rằng cần đánh giá một cách khách quan, trung thực những vướng mắc của thị trường, để từ đó có giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường này phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Từ góc độ ngân hàng, Thống đốc đánh giá thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi có mối liên quan với nhiều ngành sản xuất. Do đó, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cũng sẽ giúp khơi thông hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Thống đốc cũng khẳng định bất động sản hiện đang gặp một số khó khăn, trong đó có vấn đề về nguồn vốn và một phần khó khăn, vướng mắc đến từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản diễn ra ngày 8/2, Thống đốc cho biết đã chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục dành nguồn vốn cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực. Tích cực tiết giảm chi phí hoạt động để cho vay với lãi suất thấp hơn.

Đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, theo số liệu thống kê, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản luôn có tăng trưởng khá cao trong năm vừa qua.

Năm 2022 tín dụng chung của nền kinh tế tăng 14,17% nhưng với lĩnh vực bất động sản tăng 24,2%. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản trên tổng dư nợ của nền kinh tế ở mức khá cao, 21,6% và giá trị tuyệt đối là 2,58 triệu tỷ đồng. Trong đó trên 60% là tín dụng cho nhu cầu nhà ở, chủ yếu là phân khúc giá trị cao, còn hơn 30% là cho vay đối với nhu cầu kinh doanh bất động sản.

Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho bất động sản - Ảnh 4.

Trong năm 2023, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng 14-15%, và không có room riêng kiểm soát tín dụng về bất động sản. Ảnh: VnEconomy

Theo Thống đốc, với các con số này, nhận định chính sách tín dụng siết chặt, thắt chặt trong năm qua là chưa thoả đáng, phải đánh giá trung thực, khách quan khó khăn của thị trường này để tháo gỡ. Thực tế, bản thân các NHTM tự quyết định trong việc cấp tín dụng.

Ngoài ra, các dự án bất động sản 70% vướng mắc về mặt pháp lý, khi chưa có đủ cơ sở pháp lý và xác định được giá đất, bản thân các dự án phải đảm bảo tính khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do khi trình lên các TCTD chưa chứng minh được đủ cơ sở pháp lý nên bản thân TCTD khó có thể cho vay, đây là ý kiến phản ánh từ các ngân hàng. Vì vậy, khi vướng mắc về mặt pháp lý được tháo gỡ, sẽ giúp cho khơi thông dòng vốn tín dụng của ngân hàng.

Trong năm 2023, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng là 14-15%, cao hơn mức 14,17% của năm 2022. NHNN cũng không có room riêng kiểm soát tín dụng về bất động sản. 

Về lãi suất hiện quá cao, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đang cố gắng điều hành, điều tiết tiền tệ, chỉ đạo các TCTD cố gắng giảm mặt bằng lãi suất. Riêng đề xuất cơ cấu thời hạn trả nợ, NHNN cho rằng Bộ Xây dựng cần rà soát, xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án gắn với sản xuất kinh doanh, với thương mại và dịch vụ, thì sẽ có ứng xử, tháo gỡ riêng. NHNN sẽ chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục làm việc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.