Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực (F&B) tại Việt Nam năm 2023 do iPOS (doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp quản lý chuyên biệt dành riêng cho nhà hàng, cà phê) vừa công bố, cho thấy những kết quả bất ngờ về nhu cầu đi cà phê của người Việt.
Đơn vị này đã tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn chuyên sâu gần 3.000 chủ doanh nghiệp, nhà quản lý các thương hiệu F&B và gần 4.000 thực khách trên toàn quốc, chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…
“Các khó khăn về kinh tế không làm ảnh hưởng tới thói quen đi cà phê của người Việt. Năm 2023, tần suất thậm chí còn tăng nhẹ so với năm 2022”, báo cáo nêu rõ.
Theo đó, hầu hết người Việt thỉnh thoảng đi cà phê (khoảng 1 - 2 lần/tháng), với 42,6% người cho biết. Số lượng thực khách đi cà phê bên ngoài với tần suất 1 - 2 lần/tuần tăng cao so với năm 2022, với 30,4% người lựa chọn (tỷ lệ này năm 2022 là 22,6%).
Đáng chú ý, có 6,1% người tham gia khảo sát thừa nhận đi cà phê mỗi ngày. Đây là nhóm khách hàng thường xuyên đến quán cà phê nhằm mục đích gặp gỡ công việc, còn lại là nhóm khách hàng sinh viên và làm việc tự do (freelancer).
Nếu xét theo tình trạng mối quan hệ, những người đang hẹn hò có tần suất đi cà phê nhiều hơn. Cụ thể, người đang hẹn hò có tần suất đi cà phê 1 - 2 lần/tuần. Ngược lại, người độc thân và có gia đình thường chỉ đi cà phê 1-2 lần/tháng. Theo iPOS, các chiến dịch truyền thông hướng tới nhóm đối tượng cặp đôi có xu hướng hiệu quả trong vài năm gần đây, đặc biệt vào dịp lễ, tết.
Không chỉ tăng tần suất đi cà phê mà số tiền bỏ ra cho mỗi lần đi cà phê cũng tăng theo. 59,5% người được hỏi cho biết sẵn sàng chi từ 41.000 đồng cho 1 lần cà phê, gặp gỡ. So với năm 2022, con số này tiếp tục tăng trưởng (năm 2022 là 58%). Đây được coi là yếu tố bất ngờ trong trong một năm kinh tế khó khăn như 2023.
Mức chi tiêu phổ biến nhất vẫn từ 41.000 - 70.000 đồng (chiếm khoảng 45,2% tổng số đáp viên). Đối với việc đi cà phê phân khúc cao cấp (Từ 70.000 VND trở lên), con số gần như giữ nguyên, chiếm khoảng 14,3% đáp viên trả lời.
Trong khi đó, nếu không đi cà phê, người Việt thường đặt cà phê, trà sữa mang về với mức chi tiêu thấp hơn. Các đáp viên được yêu cầu trả lời chi phí tính cả chi phí vận chuyển và trừ đi khuyến mãi. Theo đó, chỉ 36,3% đáp viên thường xuyên đặt đồ uống mang về từ 40.000 đồng trở lên. Mức giá phổ biến nhất cho việc đặt cà phê, trà sữa mang về là từ 31.000 - 40.000 đồng.
Ông Vũ Thanh Hùng - Tổng Giám đốc iPOS.vn nhận định năm 2023 được đánh giá là một năm đầy thách thức với ngành F&B Việt Nam, dưới ảnh hưởng chung của nền kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực, cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Gam màu nâu cacao là một lựa chọn hoàn hảo cho chị em yêu thích vẻ ngọt ngào, thanh lịch, dễ dàng phù hợp với nhiều bản phối khác nhau tạo nên phong cách ấn tượng cho phái đẹp.
Du khách nước ngoài thích thú khi được hòa mình vào không gian rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, áp phích, tiểu cảnh kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô.
Bắt đầu từ tháng 1/2026, dự kiến giá Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào sẽ thấp hơn so với giá hiện nay vì lượng mua sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây là điều bình thường trong thương mại.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.
Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân đã chỉ ra hiện tượng một số người tham gia đấu giá đất chủ yếu là giới đầu cơ, thao túng bằng cách đẩy giá cao và bán lại ngay để thu lợi, tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.