Quán cà phê dùng ống tre thay ly nhựa của ông chủ GenZ ở Sài Gòn thu hút đông khách trẻ đến trải nghiệm. Video: Thu Hoài.
Chủ nhân quán cà phê độc lạ này là anh Nguyễn Huỳnh (26 tuổi). Trong một lần trải nghiệm uống cà phê đựng trong ống tre ở Tây Nguyên khi đi cắm trại, Huỳnh nói mình cảm nhận được vị thơm ngon của nước khi có mùi từ tre. Và anh quyết định tìm hiểu, mở quán cà phê dùng ống tre đựng cà phê thay ly nhựa.
Ngoài ra, theo Huỳnh, sử dụng ống tre thay cho ly nhựa cũng là một cách làm thân thiện với môi trường. “Hầu hết các quán hiện nay đều sử dụng, ly, muỗng, ống hút nhựa hoặc bao ni lông. Bản thân mình nghĩ khi mở quán phải làm gì đó để tạo sự khác biệt nhưng thân thiện với môi trường”, Huỳnh nói thêm.
Nguyên liệu tre được quán cà phê này nhập hầu hết từ khu vực Tây Nguyên. Huỳnh đặt người dân thu hoạch trên rẫy, cũng tạo thêm được công ăn việc làm cho người dân.
Tại quán cà phê này, ngoài 3 món truyền thống là cà phê đen, cà phê sữa và bạc sỉu, ông chủ còn đặc biệt giới thiệu món cà phê sữa dứa, là món đặc trưng của quán. Ngoài ra còn có nước mót và đồ ăn vặt cho thực khách chọn lựa.
Huỳnh cho biết trung bình 1 chiếc ly tre sẽ được sử dụng 3-4 lần. Sau đó, ly ống tre không dùng được nữa sẽ được tái chế làm chậu trồng sen đá.
“Khách mua nước có hóa đơn từ 150.000 - 200.000 đồng thì sẽ được tặng một chậu sen đá trồng trong ống tre. Tức là đến cuối cùng, ống tre vẫn sẽ được sử dụng có giá trị chứ không vứt đi”, Huỳnh hào hứng chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Kim Yến cùng nhóm bạn là khách ruột của quán cà phê này. “Mình biết đến mô hình bán nước bằng ống tre qua mạng xã hội, bạn bè mình cũng có giới thiệu. Mình thấy quán có sử dụng ống tre thay cho ly nhựa, đây là điểm đặc biệt. Vị nước khi đựng trong ống tre sẽ có vị thơm đặc biệt hơn.
Bị thu hút bởi những ly nước độc lạ, anh Phùng Lê Trung Hậu tò mò tìm đến quán để trải nghiệm. “Dùng ống tre làm ly đựng nước là một ý tưởng khá hay, mình biết qua TikTok và quyết định đến đây thử nghiệm. Nhờ đựng trong ống tre nên nước có vị đặc trưng hơn cà phê bình thường”, anh Hậu nói.
Mỗi ly nước được bán tại quán chỉ có giá từ 26.000 - 32.000 đồng. Không chỉ bán tại chỗ, quán còn thường xuyên được dân văn phòng ủng hộ nhờ chiếc ly đặc biệt. Đối với khách hàng mua đi, quán sẽ gắn thêm một quai xách bằng lá dừa và bọc thêm màng thực phẩm.
Huỳnh cho biết có 2 tệp khách hàng chính mà anh muốn tập trung, là giới trẻ và dân văn phòng. Ông chủ quán GenZ cho rằng anh muốn người trẻ tiên phong, hướng tới môi trường nhiều hơn.
Với dân văn phòng, theo Huỳnh đều đặn mỗi buổi sáng họ sẽ uống cà phê. Họ sẽ mang những chiếc ly đặc biệt này tới công sở, thay vì ly nhựa. Sau khi thưởng thức cà phê, những chiếc ly tre xinh xắn này giúp họ hào hứng tái sử dụng tại nơi làm việc, thay vì vứt đi như ly nhựa.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.